Những chậu hoàng lan nhỏ nhắn cho sắc hoa vàng rực rỡ tỏa ngát hương thơm mỗi khi nở đã khiến nhiều người bị mê mẩn. Điểm độc đáo của loại lan này là cho hoa vào đúng dịp tết nguyên đán nên lại càng được ưa chuộng.
Lan hoàng lan có tên danh pháp quốc tế là Cymbidium lowianum. Sở dĩ phải nhắc đến tên danh pháp quốc tế vì nhiều người hay nhầm chúng với loại địa lan trần mộng tuy nhiên chúng khác hoàn toàn so với địa lan trần mộng. Tại Việt Nam loại hoàng lan thường mọc ở một số tỉnh phía Bắc như Sơn La, Lâm Đồng, Sapa nơi có độ cao khoảng 1000m trong những cánh rừng sâu.
Ngoài ra trên thế giới loại hoàng lan này còn thấy xuất hiện ở một số quốc gia như Thái Lan, Trung Quốc và cả Myanmar tất cả đều trên đọ cao 1.200-2.400m.
Đặc điểm hình thái của hoàng lan
Lan hoàng lan được đánh giá là loại địa lan kích cỡ lớn. Hệ lá của chúng khá phát triển và xanh tốt. Mỗi nhánh có khoảng từ 7-9 lá có chiều dài khoảng 90cm. Hoa hoàng lan khá to và đẹp. Một cây trưởng thành sẽ cho ra khoảng 3-4 cành mỗi cành có từ 12-40 bông hoa nở to và lâu tàn khoảng 2-3 tháng.
So về hoa của hoàng lan với những loại lan khác thì được đánh giá cao hơn hẳn. Chúng nổi tiếng với những phát hoa dài và sai bông mỗi khi nở. Mỗi bông hoa có màu vàng óng ả kết hợp với một vệt màu nâu đỏ đậm ở phần môi khá ấn tượng.
Cách trồng và chăm sóc hoàng lan
Cây hoàng lan được đánh giá là loại cây ưa khí hậu mát mẻ và độ ẩm không khí cao. Cây thích hợp với những nơi có khí hậu ôn hòa và không chịu được nắng nóng kéo dài và ánh sáng quá mạnh mẽ. để trồng được những chậu hoàng lan to và đẹp bạn cần chú ý một số kĩ thuật trồng cho phù hợp.
Yêu cầu giá thể trồng
Lan hoàng lan có bụi khá to nên thích hợp trồng vào những chậu. Giá thể của chúng bao gồm xơ dừa, rêu đá, lõi gỗ thông và than đá. Với những loại giá thể trồng trước đó cần được rửa sạch và ngâm trong hỗn hợp dung dịch chống nấm mốc.
Xử lý cây trước khi trồng
Hoàng lan thường được trồng bằng cây con với đủ bọ phận rễ và chồi. Trước khi trồng bạn cần làm sạch bộ rễ của cây. Cắt hết những phần rễ héo, thối chỉ để lại phàn rễ to mập và khỏe để trồng. Sau khi làm xong bạn tiến hành cho giá thể đã chuẩn bị trước vào trong chậu.
Đặt hoàng lan vào trong chậu theo hướng thẳng đứng và cân đối. Cho thêm giá thể vào cho đầy chậu chú ý cho phần gốc của cây hơi nhô lên cao một chút. Sau khi cho hết đất vào trong chậu và lèn chặt bạn có thể xếp lên xung quanh một lớp rêu đá.
Chú ý: Nên chọn loại giá thể trồng hoàng lan giữ ẩm được nhưng phải thoát nước tốt, vì rễ cây hoàng lan là rễ ống nếu như ngâm nước lâu quá sẽ bị thối và không sống được.
Chế độ chăm sóc hoàng lan
Chế độ tưới nước
Sau khi trồng một đến 2 tuần đầu tưới nước vừa phải không nên tưới đẫm. Hàng ngày định kì chỉ phun sương vào gốc để giữ ẩm cho cây. Nếu như tưới nhiều quá thì cây sẽ bị trút lá đi.
Vào mùa mưa bạn tiến hành ngưng tưới nước vì nếu không sẽ khiến cây bị úng. Mùa nắng bạn tưới nước cho cây dạng bình phun sương để duy trì độ ẩm trong đất và lá.
Chế độ bón phân cho cây
Cây hoàng lan muốn xanh tốt và cho hoa nở to và đẹp thì cần phải bón thêm phân cho chúng. Phân bón cây có thể là loại phân NPK và phân hữu cơ ủ hoai mục. Khi bón nên hòa với nước cho loãng ra rồi dùng bình tưới tưới lên trên đó.
Kích thích cho cây ra hoa
Việc ra hoa của lan hoàng lan sẽ phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ. Nếu như nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột sẽ khiến chồi hoa bật lên. Thường thấy nhất là sau mỗi trận mưa rào nhiệt độ giảm đột ngột vài hôm sau nụ hoa đã bật lên và nở hoa trong một vài ngày sau đó. Nắm được việc này bạn có thể sử dụng đèn hoặc thay đổi nhiệt độ sẽ giúp hoa nở sớm hay muộn tùy ý.
Xem thêm loài hoa khác: Cây ngọc bích, hoa thiên lí.