Đặc điểm của các loại cây lấy gỗ
Đặc điểm hình dáng của cây lấy gỗ
Cây lấy gỗ là loài thực vật sống lâu năm, thân có thớ gỗ, chiều cao trung bình của của cây lấy gỗ trung bình dao động từ 3 mét trở lên, đường kính thân nhỏ nhất là 15cm. Cây lấy gỗ bao gồm 1 thân gỗ chính phát triển trên mặt đất, trên thân có nhiều nhánh cấp 2 và có ngọn hướng lên trên. Lá của cây lấy gỗ tùy thuộc vào từng loại mà có hình dạng khác nhau, các loài hầu như có quả và hạt.
Rễ chủ yếu là loại rễ cọc, có nhiều rễ phụ mọc bao quanh lấy rễ chính.
Đặc điểm sinh trưởng của cây lấy gỗ
Các loại cây lấy gỗ đều có tốc độ sinh trưởng và phát triển trung bình, tùy thuộc vào điều kiện phát triển của chúng. So với hầu hết các loài thực vật khác, cây lấy gỗ có tuổi thọ trung bình kéo dài hơn rất nhiều, một số cây có đổ tuổi lên đến hơn 1000 năm, cao đến 115 mét. Cây lấy gỗ thường thích nghi tốt ở các vùng có điều kiện nhiệt đới, độ ẩm cao.
Lợi ích của cây lấy gỗ
Lợi ích đầu tiên của cây lấy gỗ phải kể đến đó là 1 trong những thành phần quan trọng trong cảnh quan tự nhiên, có tác dụng chống xói mòn đất, bảo vệ tốt cho hệ sinh thái bên trong, dưới tán và xung quanh cây. Cây lấy gỗ có vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu các chất độc gây hại tới môi trường cũng như carbon dioxide, sản xuất ra oxy có lợi trong bầu khí quyển, đồng thời có khả năng điều hòa nhiệt độ, cân bằng các chất trên mặt đất.
Trong ứng dụng cuộc sống, các loại cây lấy gỗ là 1 nhân tố cơ bản trong bản thiết kế cảnh quan và nông nghiệp, về mặt thẩm mỹ,… Đồng thời, cây lấy gỗ mang lại giá trị kinh tế rất lớn đối với mỗi quốc gia, là nguyên liệu quan trọng để sản xuất giấy, các vật dụng khác. Được khai thác để làm vật liệu xây dựng cho các công trình nhà cửa, văn phòng, khách sạn, nhà hàng,…, là nguồn năng lượng sơ cấp ở các quốc gia đang phát triển.
Thực trạng của các loại cây lấy gỗ hiện nay
Hiện nay, chủ yếu các cây lấy gỗ đang được phát triển theo các mô hình trồng mới, các loại cây lấy gỗ trong các thảm thực vật, rừng, núi, đồi, đang dần bị cạn kiệt do sự khai thác một cách bừa bãi, trái phép.
Một số loại cây lấy gỗ hiện nay đang bị liệt vào danh sách cây đang dần bị tuyệt chủng, do vậy nhà nước đã có nhiều những biện pháp ngăn cấm khai thác rừng trái phép. Thay vào đó, động viên người dân trồng cây lấy gỗ theo mô hình mới, không những mang lại hiệu quả kinh tế, mà còn góp phần bảo vệ môi trường sống.
Một số loại cây lấy gỗ phổ biến
Cây bạch đàn lấy gỗ
Cây bạch đàn hay còn được gọi là khuynh diệp, thuộc chi thực vật có hoa Eucalyptus, cây có nguồn gốc từ Úc, sau đó được du nhập về Việt Nam. Tính đến nay, bạch đàn có tới hơn 700 loài, cây có chiều cao trưởng thành trên 7 mét.
Bạch đàn rất dễ trồng và chăm sóc, có thể thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau, nhưng hấp thụ rất nhiều nước và chất dinh dưỡng trong đất.
Cây trắc lấy gỗ
Cây trắc hay còn được gọi là cẩm lai Nam Bộ, có tốc độ phát triển tương đối chậm, cây thường mọc rải rác trong rừng, thuộc giống cây thường xanh. Cây trắc lúc nhỏ thì ưa sống trong bóng râm, nhưng lớn lên lại rất ưa sáng, trắc thường mọc ở những có độ cao trung bình từ 500m trở xuống, vào mùa khô, tắc thường rụng lá, nhưng lại rất dễ nảy chồi mầm.
Cách trồng và chăm sóc cây lấy gỗ
Cách trồng cây lấy gỗ
Thời vụ
Đối với các loại cây lấy gỗ nên trồng cây vào thời điểm điều kiện thời tiết ấm áp, nhiệt độ tương đối ổn định, mưa nhiều, độ ẩm cao (vụ Xuân hoặc vụ Hè), cây sẽ dễ phát triển và tỉ lệ bén rễ cao.
Khoảng cách, mật độ giữa các cây
Các cây lấy gỗ khi phát triển cả bộ rễ và tán cây chiếm rất nhiều diện tích, vì vậy để cây có diện tích phát triển tốt nhất, nên trồng cây với mật độ khoảng cách xa nhau, mỗi cây nên cách nhau từ 5 mét trở lên.
Xem thêm:
Đất trồng
Nên lựa chọn những nơi có đất ẩm, nhiều chất dinh dưỡng, tránh trồng cây ở những nơi đất bị nhiễm phèn, đất chua, cây sẽ kém phát triển và rất dễ bị sâu bệnh tấn công.
Khi đào hố để trồng cây, nên tiến hành bón lót cho đất bằng hỗn hợp phân chuồng ủ mục, bã mùn và 1 ít vôi bột.
Chọn giống
Tuổi cây giống con trên 6 tháng, đường kính cổ rễ: 0,5 – 0,6cm, chiều cao bình quân: 35 – 40cm, cây sinh trưởng tốt, không bị cụt ngọn, sâu bệnh.
Một số lưu ý khi trồng cây lấy gỗ
Đặt cây giống nhẹ nhàng vào hố trồng, nên đặt nhẹ nhàng tránh để bầu bị vỡ hoặc làm gãy ngọn chồi của giống. Vun đất xung quanh gốc, nén chặt phần rễ để cố định cây không bị lung lay. Lấp đầy đất sao cho bề mặt đất cao hơn cổ gốc khoảng 35cm.
Cách chăm sóc cây lấy gỗ
Tưới nước
Trong giai đoạn đầu, cần chú ý tưới nước đều đặn cho cây 2 lần/1 ngày vào buổi sáng và chiều mát. Khi cây đã bắt đầu trưởng thành, có thể giảm lượng nước tưới xuống 2 ngày/1 lần. Vào mùa mưa, không cần tưới nước cho cây, cây vẫn có đủ độ ẩm để phát triển.
Bón phân
Trong 3 năm đầu nên chú ý thường xuyên làm cỏ dại, vun đất cho cây, xới đất xung quanh gốc với đường kính khoang 80cm, sâu từ 4 – 5cm, vun gốc kết hợp đồng thời với việc bón thúc cho cây cứ 0,5 kg phân NPK/ gốc, định kỳ cứ 2 tháng tiến hành 1 lần.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây
Cây lấy gỗ thường bị các loại sâu bệnh tấn công như:
Xén tóc: Ấu trùng đục thân, khi trưởng thành xén tóc thường gặm vỏ cây, làm gãy cành, cây không hấp thụ được dinh dưỡng, về sau sẽ chết dần.
Sâu đục thân: Sâu non đục ngọn làm gãy ngọn mầm, dẫn đến cây không sinh trưởng được.
Cách phòng trừ hữu tốt nhất là thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình để phát hiện kịp thời sâu bệnh gây hại, sau đó tiến hành những biện pháp phòng trừ hiệu quả.
Qua những chia sẻ trên, hi vọng sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về các loài cây lấy gỗ.
Nguồn bài viết: https://hoadepviet.com/