DANH MỤC

Cây nắp ấm cây độc đáo thu hút mọi ánh nhìn

Gọi để biết giá
  • :
  • :
  • : Còn hàng
THÔNG TIN CHI TIẾT

Cây hoa độc đáo cây nắp ấm 

Một loại cây có hình dáng độc đáo, đặc biệt với những chiếc bình bắt mồi đầy nghệ thuật đó chính là cây nắp ấm. Đã có nhiều người lầm tưởng rằng nắp ấm là hoa của cây. Tuy nhiên do đặc điểm tự nhiên cây sống bám vào các cây cổ thụ lớn trong rừng sâu, do bộ rễ không cung cấp đủ dinh dưỡng nên lá biến đổi thành dạng ấm bắt thêm mồi bổ sung thêm thức ăn cho cây.

Cây nắp ấm lúc nào cũng lung linh với những chiếc bình xinh xắn. Không chỉ tô điểm cho khu vườn thêm sinh động mà trồng một vài cây nắp ấm sẽ giúp bớt đi những con kiến, giảm rầy rệp hiệu quả.

cay-nap-am-1a

Cây nắm ấp cây bắt mồi độc đáocay-nap-am-2a

Sự độc đáo của cây nắp ấm mang đến sự yêu thích của nhiều người
cay-nap-am-5a Cây nắp ấm chậu đứng mang đến sự độc đáo

Ý nghĩa cây nắp ấm

Theo phong thủy, cây nắp ấm giúp thúc đẩy hòa khí, biểu tượng cho hạnh phúc bền lâu, tình yêu đôi lứa. Hướng tốt nhất để trưng nắp ấm là hướng Đông Bắc, Đông Nam, hoặc Đông của ngôi nhà.

Đặc điểm nổi bật cây nắp ấm

Cây nắp ấm hay cây bắt mồi, cây bình nước, trư tử lung, bình nước kỳ quan,cây trư lung thảo ….có tên khoa học: Nepenthes mirabilis thuộc họ Nắp ấm có xuất xứ từ miền nhiệt đới Australia và Đông Nam Á .

Cây nắp ấm thuộc cây thân thảo dạng bò lan, sống lâu năm, chiều cao khoảng 40-100cm. Khi còn non thân cây màu lục nhạt rồi chuyển nâu sậm khi về già, ban đầu có lông sau nhẵn, thân hình trụ, dai. ở giữa thân có mạch dài tạo thành râu uốn cong hình chiếc bình, trên miệng dày có nắp đó chính là do lá tiến hóa thành. Bình có màu xanh thường có vân hoặc đốm màu nâu hoặc đỏ. Nắp ấm có thể giữ nước , bắt sâu bọ cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây. Lá hình bầu dục thuôn dài,màu xanh đậm, dầy và bóng, cuống lá ôm lấy thân, gân song song.Rễ cây ăn nông. Hoa mọc thành cụm thẳng đứng loại cái hoặc đực vào tháng 5-10. Quả chứa hạt dài và mảnh vào tháng 11-12.

Sự thích nghi tuyệt vời của cây nắp ấm chính là những chiếc bình cũ của cây cứ dính chặt vào cây không bao giờ tự rụng xuống, rời ra hay rã nát dù cây có cao đến 5-7m. Điều này là điều tối kỵ của nắp ,để những chiếc lá không trở thành phân hữu cơ, không cung cấp dinh dưỡng cho cây.

Ứng dụng và trang trí cây nắp ấm

Cây nắp ấm có hình dáng ngộ nghĩnh, lạ mắt rất được ưa chuộng trang trí nhà xinh. Có những chiếc bình treo lơ lửng nên nắp ấm thường được trồng vào chậu treo trưng ở cửa sổ, ban công, hiên nhà, sân vườn, lối đi, sân thượng, quán cà phê, nhà hàng… mang đến vẻ đẹp hoang dã tự nhiên.

cay-nap-am-3a

Chậu treo cây nắp ấm mang đến sự độc đáo 

Xem thêm:Hoa lan càng cua, hoa son môi

Cây nắp ấm còn được trồng trong vườn để bắt sâu bọ, kiến, côn trùng, ruồi, muỗi góp phần giảm bớt sâu bệnh cho cây.

Ngoài tác dụng trang trí làm cảnh cây nắp ấm còn là vị thuốc chữa bệnh hiệu quả: phòng chống gan nhiễm mỡ, chữa sỏi thận, trị tiêu chảy, bệnh đường tiết niệu, ho, ho ra máu, ho gà, đái tháo đường, sỏi niệu đạo, đau loét hành tá tràng, dạ dầy….

cay-nap-am-7a

Cách trồng chăm sóc cây nắp ấm

Cây nắp ấm thích trồng chậu to, thoáng đãng, để cây có không gian sinh trưởng. Để chậu cây đỡ thoát nước nhanh nên trồng trong chậu sứ hoặc nhựa, tránh dùng chậu đất nung.

  • Ánh sáng: nắp ấm ưa bóng, không chịu được ánh sáng hoàn toàn nếu không tập thích nghi dần dần. Càng nhiều sáng màu sắc cây càng đẹp, khi đã tập thích nghi thì nắp ấm có thể phơi được ở ngoài trời nắng gắt. Cây nhận nắng tối thiểu 2h/ngày thì ấm ửng đỏ lên rất đẹp. không có nắng thì cây không ra bình.
  • Nhiệt độ: cây ưa mát, chịu nắng nóng kém, nhiệt độ ưa thích từ 18-30oC.
  • Độ ẩm: nắp ấm sống được ở độ ẩm thấp, tuy nhiên nếu muốn lá mượt, bình to đẹp thì nên tạo độ ẩm cao cho cây. Để tạo bình cần độ ẩm lý tưởng là 70%,
  • Đất trồng: Không nên trồng nắp ấm bằng các loại đất giàu dinh dưỡng, nhiều mùn để thúc đẩy nắp ấm phát triển. Chất trồng cho nắp ấm là 1 cát + 2 xơ dừa, đảm bảo chất trồng luôn thông thoáng bằng cách thay chất trồng hàng năm do xơ dừa dễ bị rã mục. nếu trồng đất tốt có thể cây không ra ấm.
  • Tưới nước: lượng nước tưới trung bình, không tưới nước có phù sa, phèn, tạp chất, nên tưới bằng nước mưa, nước máy để lắng 2-3 ngày khi thấy đất trên mặt chậu se khô. Thiếu nước cây không ra thêm bình, bình cũ héo từ miệng. Nếu thừa nước cây sẽ bị úng chết. Tuy nhiên nắp ấm cũng có thể trồng được trong bình thủy sinh.
  • Bón phân: không nên bón phân cho nắp ấm vì bản thân cây sống ở những nơi nghèo dinh dưỡng, khả năng săn mồi tạo thành nguồn sống cơ bản cho cây. Việc chăm sóc tốt nhất cho cây người trồng cần thu hút thêm côn trùng để cây tự bắt mà không phải mớm mồi.

Bên cạnh đó để tránh cây ăn phải thức ăn có quá nhiều đạm hoặc nhanh, ôi hỏng, có thể khiến ấm bị héo.

Nắp ấm là loài cây trồng để diệt muỗi trong mùa hè.

Nhân giống nắp ấm bằng cách gieo hạt, chiết cành, giâm cành

Một số chú ý khi trồng trang trí cây nắp ấm

Nắp ấm sống hoàn toàn tự lập nên việc trồng chăm sóc cây chủ yếu là tưới nước. Khi mua nắp ấm bạn không nên chọn cây của Trung Quốc có bình dầy, to, cứng cáp, đẹp nhưng qua đợt bình đó thì ấm không ra nữa.

 

BÌNH LUẬN()
Chat Facebook