Cây phát lộc là loại cây cảnh tài lộc có thể trồng thủy sinh có sức sống dẻo dai, bền bỉ. Đúng như tên gọi, cây phát lộc tượng trưng cho sự may mắn, là cây mang lại tài lộc cho gia chủ. Hãy cùng tìm hiểu xem, điều gì đã khiến cho loài cây này ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam nhé.
Tên gọi và nguồn gốc cây phát lộc
Tên thường gọi: cây phát tài, cây phát lộc
Ngoài ra cây phát lộc còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như cây phất lộc, cây trúc phất lộc, cây phất dụ, cây may mắn phát lộc hay cây trúc may mắn
- Tên khoa học: Dracaena Sanderiana
- Nguồn gốc xuất xứ: cây phát lộc có nguồn gốc từ các nước thuộc khu vực châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam Hình ảnh cây phát lộc
Đặc điểm của cây phát lộc
Cây phát lộc là loại cây khá phổ biến, thường được trồng ở hàng rào hay được cắt cành cắm lọ trưng trên ban thờ, trên bàn tiếp khách, bàn làm việc,… Tuy nhiên một số người số người có thể nhầm lẫn loại cây này với một loại khác có cùng tên nhưng khác về hình dáng, chủng loại. Vậy mình cùng tìm hiểu đặc điểm của cây phát lộc nhé.
Đặc điểm hình thái của cây phát lộc
Cây phát lộc thuộc loại thân cỏ. Cây có kích thước khá đa dạng. Có cây chỉ cao từ 20-40cm thích hợp làm cây để bàn nhưng có cây lại cao đến 1m rất thích hợp làm cây cảnh trang trí nội thất. Điểm nổi bật của cây chính là thân gồm nhiều đốt ngắn, khá giống với tre tuy nhiên mềm mại hơn. Ở mỗi đốt đều có mắt và các nhánh con được mọc ra từ các mắt này. Thân có màu xanh hoặc ngả vàng.
Lá cây có hình thon, nhọn dần về phía ngọn. Mặt lá căng bóng. Lá cây mang màu xanh tươi tắn vô cùng bắt mắt
Cây có rễ chùm, khá xum xuê, bởi vậy mà nhiều người thường trồng cây phát lộc theo dạng thủy sinh để có thể khoe bộ rễ trắng muốt.
Đặc điểm sinh thái của cây phát lộc
- Cây phát lộc là loại cây có sức sống dẻo dai, có thể sinh tồn trong nhiều điều kiện, môi trường khác nhau. Thậm chí là những nơi có điều kiện khắc nghiệt.
- Cây phát lộc ưa sáng và có tốc độ sinh trưởng khá nhanh.
Cây phát lộc trong phong thủy
Cây phát lộc được coi là cây phong thuỷ có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi trội nhất là hút tài, hút lộc mang lại may mắn cho gia chủ. Mình cùng tìm hiểu ý nghĩa của cây phát lộc trong phong thuỷ nhé.
Ý nghĩa phong thủy của cây phát lộc
Theo phong thủy cho rằng trồng cây phát lộc trong nhà sẽ thu hút nguồn năng lượng tích cực cho ngôi nhà. Dáng cây thẳng tắp thể hiện tinh thần hiên ngang, dám đương đầu với mọi thử thách. Tuy vậy, thân cây lại mềm mại, dễ dàng uốn nắn. Điều này chứng tỏ trồng cây phát lộc trong nhà còn thể hiện được bản lĩnh của gia chủ là sự đi đôi giữa tinh thần hiên ngang và thái độ biết lắng nghe, học hỏi.
Ngoài ra, đúng như cái tên phát tài, phát lộc, trồng loài cây này trong nhà sẽ thu hút được nhiều vượng khí, mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình. Giúp gia chủ thăng tiến trên con đường công danh, sự nghiệp.
Ý nghĩa phong thủy còn phụ thuộc vào số cây phát lộc được trồng trong một chậu. Số lượng cây sẽ thể hiện nguồn năng lượng được hút vào nhà của bạn.
- 1 cây: Ban đầu khi mới cắm 1 cây phát lộc vào bình, trông nó sẽ chẳng khác nào khúc gỗ. Nhưng theo thời gian, phần cắm vào bình sẽ mọc ra các chiếc rễ, còn phần phía trên mọc ra các chiếc lá mới tượng trưng cho sự sinh sôi, phát triển mạnh mẽ
- 2 cây: Mang ý nghĩa song hỉ, biểu tượng cho tình yêu trọn vẹn.
- 3 cây: biểu tượng cho Phúc – Lộc – Thọ.
- 4 cây: Theo phong thủy phương đông chữ số “bốn” – âm thanh của nó rất giống với “tử” và được hiểu là cái chết. Chính vì vậy, không nên trồng 4 cây phát lộc trong một chậu
- 5 cây: Đây là sự tượng trưng cho tính chất cân bằng của 5 yếu tố: Cảm xúc, trực quan, tâm thần, thể xác, tâm linh của một con người.
- 6 cây: Tượng trưng cho sự may mắn về tiền bạc trong cuộc sống.
- 7 cây: Là sự tượng trưng cho sức khỏe dồi dào
- 8 cây: Tượng trưng cho nguồn năng lượng tăng cường mạnh mẽ, phát triển vượt bậc.
- 9 cây: Tượng cho sự may mắn luôn đến với gia đình
- 10 cây: Tượng trưng cho sự hoàn hảo, viên mãn, đủ đầy trong cuộc sống.
- 21 cây: Mang ý nghĩa về sức khỏe, may mắn, hạnh phúc.
- Cây xếp theo hình tháp: Mang ý nghĩa về sự đi lên và trường tồn.
Xem thêm:
Cây phát lộc hợp mệnh gì?
Trong phong thủy những người mang mệnh Kim rất phù hợp với cây phát lộc. Những màu sắc may mắn của người mang mệnh Kim bao gồm: trắng, vàng và nâu, màu giải hạn là xanh mộc (xanh lá cây). Mặt khác, lá cây có dạng hình nhọn, có màu xanh và gân lá xanh vàng. Chính vì vậy, trồng cây phát lộc (chú ý theo số lẻ) trong nhà sẽ giúp người mang mệnh Kim giải hạn, cân bằng cuộc sống, mang lại tiền tài, may mắn, sức khỏe.
Cây phát lộc hợp tuổi nào?
Ngoài những người mệnh Kim, theo các chuyên gia phong thủy, cây phát lộc còn hợp tuổi Mão. Đây là những con giáp có tính cách khẳng khái, quan hệ rộng nên có đường tài vận khá tốt. Đặt một chậu cây này trong nhà sẽ giúp tuổi Mão đẩy nhanh tốc độc làm giàu.
Vị trí đặt cây phát lộc đem may mắn
Nơi tốt nhất để đặt là phía Đông của căn phòng. Cây phát lộc sẽ ảnh hưởng tích cực đến thể chất và tinh thần của bạn. Nếu đặt ở phía Bắc của căn phòng, bạn có thể thăng tiến trong sự nghiệp. Còn đặt ở Đông Nam, nó sẽ mời gọi sự giàu có và may mắn sẽ đến với bạn.
Có nên để cây phát lộc trên bàn thờ không? Câu trả lời rằng hoàn toàn có thể đặt trên bàn thờ để đem lại nhiều may mắn, tài vượng và sức khỏe cho gia đình. Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin lưu ý là cây phát tài để bàn thờ gia tiên nên đặt ở vị trí hướng Đông hoặc Đông Nam để hợp với phong thủy.
Cây phát lộc có tác dụng gì?
Cây phát lộc có rất nhiều công dụng, trong đó phải kể đến 3 công dụng tiêu biểu nhất đó là trang trí, thanh lọc không khí và làm quà tặng bạn bè, người thân trong dịp khai trương,…
Cây phát lộc có tác dụng trang trí nội thất
Cây phát lộc có hình dáng tươi sáng, lá xanh biếc, hoa to và rực rỡ. Ngoại hình bắt mắt khiến cho không gian trở nên sang trọng, hiện đại. Thân cây phát lộc mềm dẻo nên có thể được uốn thành các hình dạng đẹp và đa dạng. Chính vì vậy, cây phát lộc rất thích hợp để làm cây cảnh trang trí trong nhà.
Cây phát lộc có kích thước nhỏ khoảng 20cm còn được dân văn phòng ưa chuộng làm cây để bàn.
Cây phát lộc có khả năng thanh lọc không khí
Loại cây này có tán lá rộng, có thể thanh lọc không khí, hấp thụ khí cacbonic, nhả ra khí oxy giúp không gian sống luôn trong lành, mới mẻ. Theo nhiều nghiên cứu thì cây phát lộc còn có khả năng loại bỏ nhiều loại độc tố trong không khí như xylen, ethylbenzene, benzene. Ngoài ra, nó còn có tác dụng tăng độ ẩm, điều hòa nhiệt độ, kháng lại chất độc hại do khói thuốc gây ra.
Cây phát lộc dùng làm quà tặng
Với mong muốn gửi đến cho người nhận những may mắn, tài lộc nên cây phát lộc thường được dùng làm quà tặng cho tân gia, ngày kỷ niệm, trong các dịp lễ.
Hướng dẫn cách chăm sóc và tạo dáng cho cây phát lộc
Cây phát lộc rất dễ trồng, dễ chăm sóc, bạn chỉ cần lưu ý một số đặc điểm về nước tưới, ánh sáng, phân bón là có thể sở hữu cho riêng mình một chậu cây phát lộc đẹp mĩ mãn rồi.
- Cây phát lộc không cần nhiều nước.Tưới cây mỗi tuần một lần và đảm bảo nước ngấm đến vài cm, đủ ngập bộ rễ. Tốt nhất là nên tưới bằng nước giếng. Còn đối với nước máy thì phải để sau 24h cho nước bay hết clo rồi mới tưới.
- Cây phát lộc là loại cây ưa sáng. Tuy nhiên nên tránh ánh nắng trực tiếp gay gắt vì như vậy sẽ làm cây dễ cháy lá. Do vậy bạn nên đặt cây ở những nơi thoáng mát, có ánh sáng gián tiếp của mặt trời và thường xuyên cho cây ra ngoài trời vào buổi sáng từ 2-3 tiếng để cây quang hợp.
- Phát lộc có khả năng sinh trưởng trong điều kiện khắc nghiệt, ít dinh dưỡng. Bạn chỉ cần bón phân cho cây mỗi 2 tháng 1 lần. Khi bón nên sử dụng phân hữu cơ, tránh sử dụng phân bón tổng hợp
- Thường xuyên cắt tỉa, loại bỏ lá chết, vàng
- Nếu muốn tạo dáng cho cây phát lộc, bạn cần chọn một số cành chính để uốn nắn và trưng bày. Bạn có thể điều khiển cho các cành cây mọc vòng quanh nhau hoặc xoắn lại. Để làm được điều này, bạn phải chọn các cành non, chưa phát triển nhiều và chưa cứng
- Người ta thường buộc dây ruy băng màu đỏ hoặc màu đồng xung quanh thân cây phát lộc để bó các thân cây lại với nhau như là một biểu tượng của may mắn.
Trên đây là toàn bộ các kiến thức về cây phát lộc, hy vọng sẽ giúp ích được nhiều cho bạn. Nếu có thắc mắc hay cần giải đáp về kỹ thuật, bạn có thể liên hệ cho chúng tôi qua hotline, email dưới chân trang.
Mời các bạn ngắm thêm một số hình ảnh đẹp về cây phát lộc
Xem thêm các loại cây nội thất khác: Cây thiết mộc lan, Cây kim ngân