DANH MỤC

Cây rau ngót – Cách trồng và chăm sóc cây rau ngót

Cây rau ngót hay còn được gọi với một số tên địa phương khác như: bù ngót, bồ ngót, rau tuốt; được xếp trong loại cây bụi mọc hoang, thuộc chi mướp đắng, có tên khoa học là Sauropus androgynus. Rau ngót có nguồn gốc xuất phát từ các vùng nhiệt đới ở Châu Á và được xem là 1 trong những loại rau rất tốt cho sức khỏe.

Đặc điểm của cây rau ngót

Đặc điểm hình thái cây rau ngót

Cây rau ngót thuộc dạng cây bụi, có thân gỗ, thường mọc thẳng đứng, có chiều cao khoảng 3m, thân được phân thành nhiều cành, khi già chuyển sang màu nâu xám. Lá rau ngót có hình bầu dục, có màu xanh đậm, trung bình 1 lá dài khoảng 2, 5 – 3cm, thường mọc so le nhau. Hoa rau ngót thuộc loại hoa đơn tính, có hình sim, cánh hoa thường có màu trắng sữa, khi nở tỏa ra mùi thơm nồng. Quả rau ngót nhìn tương tự như trái cà phái nhưng lại có kích thước nhỏ hơn, trái có hình tròn có màu trắng tinh khi già chuyển dần sang màu nâu và trở nên cứng hơn, thường mọc ở các nách lá.

cay-rau-ngot-1

Đặc điểm sinh trưởng cây rau ngót

Rau ngót là loài cây ưa ẩm và rất dễ trồng, có khả năng thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau. Cây có tốc độ sinh trưởng cao, tuổi thọ trung bình có thể kéo dài đến vào năm trong điều kiện sinh trưởng tốt.

Lợi ích của cây rau ngót

Cây rau ngót mang lại giá trị dinh dưỡng cao

Có tác dụng rất tốt đối với phụ nữ sau khi sinh, sử dụng rau ngót thường xuyên cung cấp được lượng dinh dưỡng đáng kể, đồng thời giúp kích thích khả năng tạo sữa, lợi sữa trong quá trình nuôi con. Trong rau ngót  có chứa các thành phần dinh dưỡng như chất đạm, vôi, và vitamin C, thường được sử dụng để uống, hoặc để nấu canh mang lại nguồn dinh dưỡng tích cực cho bạn. Tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống được một số bệnh thông thường như hạ sốt, một số bệnh về đường tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tích cực.

Đặc biệt, rau ngót rất có lợi đối với trẻ nhỏ, có thể chữa được nhiều bệnh ở trẻ nhỏ như chữa chứng đái dầm, đổ mồ hôi trộm và bệnh táo bón ở trẻ rất hiệu quả.

cay-rau-ngot-2

Cây rau ngót mang lại nhiều giá trị trong đời sống

Cây ray ngót mang lại nguồn kinh tế cao

Rau ngót là loại rau phổ biến ở nước ta, được gia đình Việt thường xuyên sử dụng trong mỗi bữa ăn, theo ước tính gần gây 1ha rau ngót có thể thu về 230 triệu đồng trong một năm. Rau ngót là loài cây dễ trồng và ít phải chăm sóc nên có thế tiết kiệm được 1 số chi phí đáng kể như các loại cây khác. Cây cho thu hoạch quanh năm, khi cắt cành cũ sẽ mọc ra những cành mới không lâu sau đó.

Cách trồng và chăm sóc cây rau ngót

Cách trồng cây rau ngót

Sau khoảng 20 – 30 ngày, khi hom giống đã ra đủ rễ và có nhiều lá non thì bạn có thể đem đi trồng ở vườn hoặc ruộng. Mỗi cây nên trồng cách nhau khoảng 30 – 45cm, mỗi hố cây nên đặt từ 2 – 4 cây. Khi đặt hom giống xuống lỗ trồng nên để cây nghiêng sang 45 độ, vun chặt gốc để cây không bị lung lay. Sau khi hoàn thành xong các công đoạn, bạn nên tưới đẫm nước cho cây để cây thích nghi với môi trường mới và hồi phục nhanh hơn.

cay-rau-ngot-3

Hình ảnh cây rau ngót

Làm đất trước khi trồng

Rau ngót có sức sống rất dẻo dai, có thể sống dưới mọi vùng đất, điều kiện môi trường, đặc biệt là ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu muốn cây cho năng suất và chất lượng cao nên chọn những loại đất thích hợp, giàu chất dinh dưỡng như cất thịt, đất cát pha, đất phù sa, đất đỏ,… Đồng thời, đất nên có đủ điều kiện độ ẩm và khả năng thoát nước tốt cho cây vào những mùa mưa để tránh bị ngập úng.

Giống như các loại cây trồng khác, trước khi trồng cây rau ngót bạn nên tiến hành cày bừa và làm sạch cỏ cho đất tơi xốp và tiêu diệt các mầm bệnh ẩn trong lòng đất. Sau đó, dùng phân hoai mục hoặc bã mùn để ủ đất giúp cân bằng độ dinh dưỡng trong đất.

Chọn cây giống

Thông thường hiện nay bạn có thể nhân giống rau ngót theo 2 phương pháp là giâm cành hoặc gieo bằng hạt. Tuy nhiên, đối với phương pháp gieo hạt cây khó sống và phát triển, ngoài ra còn rất dễ bị sâu bệnh gây hại sau này. Chính vì vậy, thông thường người trồng thường sử dụng phương pháp giâm cành để nhân giống cây nhằm tạo cây có năng năng suất và chất lượng cao.

cay-rau-ngot-4

Đầu tiên, bạn nên chọn những cành giống to khỏe và cây mẹ đang có khả năng thu hoạch tốt, dùng dao sắc cắt 1 đoạn dài khoảng 20 – 30cm. Sau đó nhúng các cành giống vào dung dịch thuốc kích rễ để thúc đẩy quá trình bén rễ ở giống và phòng trừ các mầm bệnh.

Cách chăm sóc cây rau ngót

Tưới nước

Cây rau ngót là giống cây rất ưa ẩm, vì vậy bạn cần tưới nước cho cây ít nhất 1 lần/ngày, đối với giai đoạn cây vừa mới trồng và vào mùa khô nên tưới nước đủ 2 lần trong ngày vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Vào mùa mưa, bạn không cần tưới nước cho cây, mà để cây tự thoát nước kịp thời.

Xem thêm:

Bón phân

Trong giai đoạn đầu khi cây đang phát triển bạn có thể hòa hỗn hợp 30% phân đạm và 70% nước, để tưới cho cây vào buổi sáng hoặc chiều tối, tránh không tưới cây vào trời nắng nóng dễ làm cây bị nóng và dẫn đến chết cây. Sau đó, sử dụng thêm 45% phân lân; 20% phân Kali; 35% phân NPK tiến hành bón thúc cho cây. Nên chia thành 2 đợt bón, mỗi đợt nên cách nhau từ  5 – 6 tháng. Sau mỗi đợt thu hoạch rau ngót xong, cần cung cấp thêm hàm lượng phân vi sinh và phân hữu cơ cho cây có chất dinh dưỡng cho đợt sau.

Vệ sinh vườn sạch sẽ

Cần thường xuyên làm vỏ, phát quang các bụi rậm và vệ sinh cho vườn rau, để tạo cho cây sự thông thoáng cũng như ngăn chặn được mầm bệnh gây hại, giúp cây có điều kiện phát triển thuận lợi.

cay-rau-ngot-5

Hướng dẫn trồng và chăm sóc rau ngót

Một số bệnh thường gặp ở rau ngót

Bệnh sâu tơ hại rau

Đây là căn bệnh khá phổ biến và gây ra hậu quả nghiêm trọng ở cây rau ngót. Khi sâu con trưởng thành chúng thường bò khắp cây tìm lá để gặm, khi sâu ăn lá tạo thành các được rãnh tiết ra biểu bì còn sót lại ở lá tạo thành các lỗ thủng, hoặc làm lá cuộn tròn lại, khiến cây có năng suất thấp, không phát triển được. Để phòng trừ lại bệnh này, nên thường xuyên kiểm tra vườn và phát hiện sớm để có thể dùng tay bắt sâu, khi cây bị nặng nên tiêu hủy ngay để tránh lây lan. Đặc biệt, rau ngót là rau sử dụng lá trực tiếp vì vậy nên tránh dùng các thuốc bảo vệ thực vật quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng.

Bệnh gỉ trắng hại lá

Khi mắc bệnh này phiến lá của rau ngót xuất hiện những đốm vàng ở cả 2 mặt, về sau các đốm vàng sẽ lan rộng ra khắp mặt lá, gây vàng lá. Đồng thời, cuống lá và thân cũng bị ảnh hưởng, cây không hấp thụ được chất dinh dưỡng, làm giảm chất lượng rau.

Để phòng trừ loại bệnh này bạn có thể sử dụng một số chế phẩm sinh học để phun cho cây như Dithane 80WP, Zoom 50SC,…

Với những chia sẻ trên, hi vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về công dụng cũng cách trồng và chăm sóc cây rau ngót.

Rate this post
BÌNH LUẬN()

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chat Facebook