Bọ trĩ – sâu bệnh hại cây và cách chữa trị
Bọ trĩ là một loại sâu bệnh hại thường xuất hiện ở cây trồng, làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của cây, tuy nhiên, có nhiều người chưa biết chính xác về loại bệnh này. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về sâu bệnh bọ trĩ và cách phòng tránh cũng như chữa trị.
Bọ trĩ là gì?
Tên Tiếng Anh: Rice Thrips
Tên Khoa Học: Stenchaetothrips biformis
Họ: Thripidae
Bộ: Thysanoptera
Bọ trĩ hay còn gọi là bù lạch là loại bọ thuộc bộ cánh tơ. Đây là một loại bọ hại cây như lúa, mía, cây họ đậu, và nhiều loại cây khác. Bọ trĩ thường xuất hiện ở các nước như Afghanistan, Ấn Độ, Campuchia, Triều Tiên, Lào, Malaysia, Thái Lan,…. và trong đó có cả Việt Nam.
Xem thêm: Bệnh phấn trắng và cách chữa trị
Bệnh bọ trĩ trên cây hoa thiên lý
Đặc điểm của sâu bệnh bọ trĩ.
Bọ trĩ hay bù lạch là loại côn trùng nhỏ, có thể có hoặc không có cánh, có kích thước khác nhau. Bọ trĩ có một băng đỏ tươi trên lưng, có màu hơi vàng lợt, đầu màu vàng sậm, mắt đỏ, phần đuôi là một túi tròn có màu đỏ tươi, đây là túi đựng phân của bọ trĩ. Bọ trĩ cái có chiều dài nhỏ hơn 1mm, bọ trĩ đực có chiều dài 1-1,14mm.
Bọ trĩ di chuyển rất nhanh và có thể di chuyển từ cành này sang cành khác một cách nhanh chóng, có lẽ đây chính là lý do bọ trĩ là bệnh có tốc độ lây lan nhanh.
Vòng đời
Bọ trĩ hay bù lạch trưởng thành thường đẻ trứng rải rác trong mô lá, trứng mới đẻ ra nhỏ có màu trắng sữa. Bọ trĩ là loài sinh sản đơn tính và một con bọ trĩ cái có thể đẻ 20-40 trứng có vòng đời sinh sản khoảng 20 ngày. Dưới đây là sơ đồ vòng đời của bọ trĩ:
Trứng: 2-3 ngày
Ấu trùng tuổi 1: từ 3-4 ngày
Ấu trùng tuổi 2: 4-6 ngày
Ấu trùng tuổi 3 hay còn gọi là tiền nhộng: 6-8 ngày
Thành trùng: 10-14 ngày
Trứng sau khi nở thành ấu trùng là đã có khả năng phá hoại, vì vậy cần tập trung xử lý từ sớm. Thông thường, bọ trĩ có tuổi thọ khoảng 3 tuần tuy nhiên có nhiều thế hệ bọ trĩ tuổi thọ có thể lên tới 1 năm.
Bọ trĩ trưởng thành có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm, đặc biệt, vào ban ngày chúng hoạt động rất nhanh nhẹn, chỉ cần có một chút khua động là chúng có thể lẩn ngay sang cây khác hay thậm chí là giả chết rơi xuống đất.
Bọ trĩ thường ẩn nấp trong các lá cây non hoặc ngọn non, không ưa ánh sáng, thích râm mát nên khi trời râm mát chúng mới bò ra ngoài.
Thói quen
Bọ trĩ là một loại sâu bệnh hại cây, mặc dù rất nhỏ nhưng chúng có miệng rất cứng và khỏe. Chính vì vậy mà chúng thường dùng miệng để phá hoại cây trồng, đặc biệt chúng thường chọn những bộ phận non của cây như lá non, ngọn, chồi hay bông để đục thủng và hút nhựa, vắt kiệt sức sống của cây.
- Trên những chiếc lá non chúng thường đục hút mặt dưới lá làm cho lá trở nên cong queo, không phát triển bình thường và hai mép có xu hướng cúp xuống.
- Bọ trĩ phá hoại chồi làm cho chồi không ra hoa
- Bọ trĩ phá hoại trên bông sẽ làm cho bông trở nên héo, khô rồi rụng hàng loạt
- Nếu cây có trái bị bọ trĩ phá hoại sẽ khiến cho trái bị biến dạng, da trái bị sần sùi, làm cho quả không đảm bảo được chất lượng.
Những triệu chứng khi cây bị bọ trĩ gây hại
Những cây bị bọ trĩ phá hoại thường có những mảng sẹo, vết sẹo hoặc vòng sẹo đặc trưng ở mặt lá và mặt trái, những vết sẹo này thường lồi và có màu xám.
Ở trên lá, những con bọ trĩ tập trung gây hại ở phần đường gân làm cho lá có những vết sẹo màu sét, đặc biệt, nếu có mật độ bọ trĩ cao tấn công phần nhu mô, lá cây có thể bị mất màu biểu hiện là màu chuyển sang màu vàng và có hiện tượng rụng lá.
Các biện pháp chữa trị sâu bệnh bọ trĩ
Các biện pháp chữa trị là điều vô cùng cần thiết và đáng lưu ý để cứu cây trồng của bạn, giúp cây phát triển khỏe mạnh và không bị phá hoại, giúp đảm bảo khả năng ra hoa và chất lượng trái của cây. Dưới đây là 2 biện pháp thường được sử dụng để diệt trừ loại sâu bệnh bọ trĩ vô cùng gây hại này.
Biện pháp sinh học
- Dùng thiên địch để diệt trừ bọ trĩ như bọ rùa, bọ xít,..
- Bùng các dung dịch được chế tạo từ những nguyên liệu tự nhiên như ớt, tỏi, gừng,… chứa hàm lượng axit lớn giết b=chết bọ trĩ
- Sử dụng dầu khoáng nông nghiệp, là chất được chưng cất từ dầu mỏ ở 30-40 độ C
- Dầu Neem là một laoij thuốc xịt điều trị bọ trĩ
Biện pháp hóa học
Nhiều người sử dụng các biện pháp hóa học để diệt trừ bọ trĩ bằng cách phun các loại thuốc trừ sâu như Malvate 21EC, Trebon 10EC, Confidor 100SL, Admire 050 EC, Regent 5SC,.. Chú ý khi phun xịt nên làm ướt đều cả hai mặt của lá để có thể diệt trừ một cách triệt để.
Đặc biệt khi bọ trĩ phá hại nặng có thể sử dụng các loại thuốc gốc như Imidacloprid, Fipronil, tasieu 1.9EC, Reasgant 3.6EC để diệt trừ, giúp cho cây cối khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.
Biện pháp vật lý
Bọ trĩ là loại côn trùng rất sợ nước nên với biện pháp này bạn có thể sử dụng những loại máy bơm có áp suất mạnh xịt thẳng vào những nơi có bọ trĩ để rửa trôi bớt chúng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ tiêu diệt được một số bọ trĩ nhất định mà không phải hoàn toàn nên vẫn có khả năng bùng phát.
Xem thêm: Bệnh đóm đen trên hoa hồng
Các biện pháp phòng ngừa
Không nên để sau khi bị bệnh mới tìm cách diệt trừ mà ngay trong quá trình trồng cây bạn cũng nên có các biện pháp phòng trừ bọ trĩ, giúp cây phát triển tốt hơn. Sau đây là một số biện pháp giúp phòng trừ sâu bệnh hại – bọ trĩ:
- Biện pháp canh tác: che phủ bằng rơm rạ ở gốc để ngăn ngừa cỏ dại, tạo điều kiện thông thoáng và tiêu diệt ký chủ phụ. Đặc biệt, che phủ bằng lá thuốc lá có thể giúp tiêu diệt bọ trĩ. Ngoài ra, có thể tưới nước mạnh lên lá để rửa trôi và chăm sóc cây thật tốt, đảm bảo đủ nước để làm giảm thiệt hại mà bọ trĩ gây ra.
- Biện pháp vật lý: Bạn cũng có thể sử dụng các bẫy dính màu vàng hoặc xanh da trời để thu hút bọ trĩ trưởng thành.
- Biện pháp sinh học: Sử dụng các loại bọ rùa, ong ký sinh Ceranisus sp là thiên địch của bọ trĩ.
- Biện pháp hóa học: Phun các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh như Force 200SC kèm dầu khoáng, Confidor, Hopsan, Trebon, Cyperan, Pyrinex,… để tăng hiệu quả, nên phun vào chiều tối để đạt hiệu quả tốt nhất.
Một số loại thuốc sinh học diệt bọ trĩ tự làm tại nhà
Các biện pháp sinh học diệt sâu bọ từ lâu đã được ưa chuộng nhờ đặc tính an toàn cho sức khỏe, không làm hại cho cây trồng lại an toàn cho sức khỏe người phun. Và dưới đây là một số phương thuốc tự sinh học tự làm tại nhà:
- Phương pháp 1: ½ chén ớt + ½ chén tỏi + 500ml nước ấm
- Phương pháp 2: ½ muỗng canh xà phòng + 1 cốc dầu ăn thực vật
- Phương pháp 3: 2-3 muỗng xà phòng + 4 lít nước
- Phương pháp 4: 250g thuốc lá + 4 lít nước
- Phương pháp 5: 1.5 thìa vỏ cam xay nhuyễn + 500ml nước sôi ủ trong 24h
Như vậy, bài viết đã cung cấp một số đặc điểm cơ bản cũng như các biện pháp chữa trị và phòng ngừa sâu bệnh hại bọ trĩ. Hy vọng sau khi đọc bài này các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan nhất và cách chữa trị hợp lý nhất để có những vườn cây ưng ý và phát triển tốt nhất.