DANH MỤC

Cây bưởi diễn – Cách trồng và chăm sóc cây bưởi diễn

Đặc điểm của cây bưởi diễn

Nguồn gốc cây bưởi diễn

Bưởi diễn là giống bưởi nổi tiếng đặc sản của làng Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội. Giống bưởi này có nguồn gốc từ bưởi Đoan Hùng, nhưng vì được trồng nhiều ở vùng Phú Diễn và dần trở thành đặc sản của vùng đất này, nên người dân thường gọi là bưởi diễn.

Đặc điểm hình thái cây bưởi diễn

Bưởi diễn thuộc loài cây ăn quả có múi thân gỗ, có tán tròn và to với bộ lá khá dài và to, được xếp vào dạng lá kép đơn thân, có cuống dài, trong lá có chứa nhiều tinh dầu có nhiều công dụng hữu ích khác nhau.

cay-buoi-dien-1

Cây bưởi diễn cho hiệu quả kinh tế cao

Đặc điểm nổi bật của bưởi diễn

Bưởi diễn có nguồn gốc từ bưởi giống bưởi đoan hùng nên 2 giống bưởi này có nhiều đặc điểm rất giống nhau như: quả nhỏ, khi chín vỏ có màu vàng, đặc biệt càng để lâu ăn càng ngon và ngọt. Không giống to như những loại bưởi khác, bưởi diễn chỉ nhỏ bằng 2 nắm tay người lớn, mỗi quả chỉ có trọng lượng trung bình từ 0,7 – 1kg.

Bưởi diễn ra quả có hình tròn, vỏ mỏng khi chín chuyển sang màu vàng, da không căng và bóng như những dòng bưởi khác mà vẫn có một chút nhám. Cùi bưởi bên trong rất mỏng chỉ dày khoảng 2,5cm, tép bưởi có màu vàng nhạt, rất săn và mọng nước, hạt nhỏ.

cay-buoi-dien-2

Bưởi diễn có mùi vị ngọt thanh rất đặc trưng không thể quên được, bưởi diễn khi mới thu ăn sẽ có vị hơi the đắng ở đầu lưỡi, nhưng nếu để héo vị đắng he sẽ biến mất thay vào đó là mùi vị rất đặc biệt của bưởi diễn. Ngoài ra, bưởi diễn nếu biết bảo quản đúng cách sẽ có thể để được 3 – 4 tháng sau khi thu hoạch.

Đặc điểm phát triển cây bưởi diễn

Bưởi phú diễn là loài ưa ẩm mà mát mẻ nên phù hợp với khí hậu ở các tỉnh miền Bắc. Tuy nhiên, hiện nay diện tích trồng bưởi diễn chính gốc tại Phú Diễn đang ngày càng thu hẹp do các dư án đô thi ngày càng nhiều, chính vì vậy người ta đã nhân giống bưởi diễn ra nhiều vùng khác nhau.

Các giá trị của cây bưởi diễn

Cây bưởi diễn cho giá trị kinh tế cao

Hiện nay, bưởi diễn được xem là loại trái cây mang lại giá trị kinh tế cao trong nền nông nghiệp cây ăn hiện tại. Ngoài việc có thị trường tiêu thụ lớn, bưởi diễn càng được xuất khẩu đi khắp thế giới mang lại nguồn lợi nhận không nhỏ đối với người nông dân. Cùng với nguồn lợi thu về từ quả và cây giống, ngày nay mô hình trồng bưởi cảnh đang trở thành 1 xu hướng được chú ý và phát triển nhanh chóng.

cay-buoi-dien-3

Cây bưởi diễn cho năng suất cao

Cây bưởi diễn cho giá trị dinh dưỡng cao

Nằm trong dòng họ của nhà có múi, bưởi diễn cũng có chứa nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe như C, A, E,… cùng với nhiều axit và chất sơ cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Chất pectin trong bưởi diễn có khả năng giảm lượng cholesterol trong máu nên hỗ trợ rất tốt cho người bị béo phì hoặc tiểu đường điều trị. Ngoài ra, bưởi diễn còn được tận dụng làm rất nhiều vị thuốc dân gian điều trị hiệu quả các bệnh về đường hô hấp như ho, tiêu đờm, cảm cúm, sốt nhẹ, hay làm tăng khả năng tiêu hóa, giúp điều trị chứng rối loạn tiêu hóa.

Cách trồng và chăm sóc bưởi diễn

Cách trồng cây bưởi diễn

Chọn giống

Bưởi diễn là loài cây khó trồng, vì vậy cần lựa chọn những cây giống khỏe mạnh, có chất lượng, không có mầm bệnh. Nên chọn cây giống từ 40cm trở lên, thân có đường kính từ 1 – 2cm, có tán lá rộng.

Chọn đất trồng

Bưởi diễn phải được trồng ở nơi có nhiều chất dinh dưỡng, độ pH thích hợp trong đất từ 5,5 – 6 độ, nếu đất có độ pH thấp hơn hoặc cao hơn phải dùng vôi bột để cân bằng lại pH trong đất. Ngoài ra đất phải có đủ độ ẩm và hệ thống thoát nước tốt thì cây mới có thể phát triển một cách khỏe mạnh.

Làm đất, đào hố trồng

Đối với đất ở vùng trũng, ẩm ướt cần đào thêm hệ thống mương nước để xử lý thoát nước vào mùa mưa. Nếu vườn ở vùng đất cao, cần đào luống cao khoảng 70cm để thuận tiện cho việc tưới tiêu, chăm sóc cây sau này.

Tùy vào từng loại đất và kích thước cây giống mà lựa chọn mật độ khoảng cách và đào hố trồng bưởi diễn thích hợp. Thông thường nên chọn khoảng cách giữa các cây giống nên cách nhau từ 4 – 6m, hố trồng cây có kích thước 60x60x50.

cay-buoi-dien-4

Cây bưởi diễn cho giá trị đinh dưỡng cao

Quy trình thực hiện trồng bưởi

Để bưởi diễn sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh và ra trái sớm nên trồng cây giống vào mùa xuân (tháng 2 – 4), hoặc thu đông (tháng 9 – 10).

Trước tiên cần làm tơi đất ở hố đã ủ phân lót từ trước, sau đó nhẹ nhàng đặt bầu cây cẩn thận xuống h. Khi đặt cây xuống hố, tránh để bầu đất bị vỡ, trước khi lấp đất xuống phải chỉnh cây giống đứng thẳng, không nên để cây nghiêng vẹo sẽ ảnh hưởng đến quá trình bén rễ và phát triển sau này. Có thể dùng rơm rạ hoặc cỏ khô để phủ kín phần gốc cây giữ được độ ẩm, không bị hút hơi nước.

Cách chăm sóc cây bưởi diễn

Tưới nước

Sau khi vừa trồng cây giống xong, cần tưới đẫm một 1 lần cho cây nhanh hồi phục và thích nghi dễ dàng với đất mới. Sau đó tiến hành tưới liên tục cho cây đến khi cây bén rễ và phát triển những cành mới 2 lần/ngày, cuối tuần hoặc những ngày nắng gắt có thể dùng hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây.

Bón phân

Bưởi diễn cần rất nhiều chất dinh dưỡng mới có thể phát triển và đạt năng suất cao, vì thế ngoài việc cung cấp độ ẩm thường xuyên cho cây cũng cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Xem thêm:

Đối với giai đoạn cây đang phát triển cần tiến hành cung cấp phân NPK và super Lân theo tỉ lệ 4:2 định kỳ 4 tháng/lần cho cây.

Khi cây bắt đầu ra hóa và tạo trái, nên cung cấp thêm hàm lượng phân KCL và NPK cho cây, để thúc đẩy và kích thích quá trình đậu quả và chất lượng thương phẩm của bưởi diễn.

Sau khi thu hoạch vụ mùa xong, cần tiến hành bón lót phân chuồng vào mỗi gốc cây để cải thiện chất dinh dưỡng trong đất.

Tạo tán, tỉa cành

Việc thường xuyên tạo tán, tỉa cành sẽ giúp cây tập trung được chất dinh dưỡng và giúp diện tích vườn thông thoáng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển của rễ và tán của cây.

cay-buoi-dien-5

Phòng chống sâu bệnh

Bưởi diễn cũng rất dễ bị nhiễm các bệnh do sâu bệnh hại gây ra nếu không được chăm sóc đúng cách và hợp lý. Vì vậy, cần thường xuyên kiểm tra và làm vệ sinh vườn bưởi, để kịp thời ngăn ngừa và phát hiện những mầm mống sâu bệnh gây hại cho bưởi.

Tham khảo thêm về một số loại cây nội thất đẹp

Một số loại bệnh thường gặp ở bưởi diễn

Bệnh đốm rong trên cây bưởi diễn

Bệnh này do rong Cephaleuros virescens gây nên, loại bệnh này thường phát triển mạnh ở thời kỳ mưa nhiều, vườn nhiều bụi rậm. Loại nấm này thường gây hại trên thân cây, ban đầu sẽ xuất hiện những chấm nhỏ màu xanh, nhưng nếu để lâu mà không được khắc phục bệnh sẽ lan dần lên các nhánh lá và trái Về sau, sẽ khiến lá trở nên thô cứng, rụng sớm làm cây không phát triển được dẫn đến còi cọc và chết dần.

Để phòng tránh loại bệnh này, trước tiên cần trồng cây đúng mật độ, thường xuyên tỉa bớt cành và tạo tán cành cho vườn thông thoáng, ngăn ngừa các loại nấm có điều kiện phát triển. Khi cây bị đốm rong, nên sử dụng thuốc Chlorine 0,6%  hoặc Kumulus 80DF.

Hy vọng với những chia sẻ về giống bưởi diễn trên, sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm cũng như thông tin hữu ích về loại bưởi đặc sản này.

5/5 - (1 bình chọn)
BÌNH LUẬN()

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chat Facebook