Nguồn gốc xuất xứ hoa lan tường
Hoa lan tường hay còn được biết đến với cái tên hoa cát tường, có tên khoa học là Eustoma grandiflorum (Raf) Shinn, thuộc họ Long đởm. Hoa lan tường có nguồn gốc từ Mỹ, sau đó được du nhập vào Việt Nam và trở thành loài hoa được ưa chuộng phổ biến hiện nay.
Đặc điểm nổi bật của hoa lan tường
Đặc điểm hình thái hoa lan tường
Lan tường thuộc giống cây thân thảo, có chiều cao trung bình từ 20 – 160cm, thân hoa nhẵn trơn thường có màu xanh đậm, cây thường mọc theo chiều thẳng đứng không bị cong.
Lá của hoa thuộc loại lá đơn mọc kép đối xứng nhau, lá có hình bầu dục thuôn nhọn dần ở đầu, có màu xanh đậm và bóng, trên cả thân là và lá đều được phủ 1 lớp phấn trắng giúp cây có thể giữ nước và chống được một số loại mầm bệnh gây hại. Hoa lan tường có màu sắc rất phong phú và đa dạng như: màu hồng, cam, màu trắng, tím, xanh,…
Đặc điểm sinh thái hoa lan tường
- Hoa lan tường thường nở sau từ 7 – 9 kể từ khi gieo hạt, hoa thường nở rộ vào mùa xuân, khi nở hoa giữ được độ tươi rất khoảng từ 2 – 3 tuần.
- Là cây ưa sáng, nên lan tường thích hợp trồng trong phòng hoặc trong văn phòng.
Ý nghĩa của hoa lan tường
Hoa lan tường mang trong mình một vẻ đẹp ngọt ngào và đầy sang trọng quyến rũ, rất đằm thắm, chính vì vậy loài hoa này được ưa chuộng bởi cái tên mang đầy ý nghĩa và sự may mắn của nó.
Hoa lan tường tượng trưng cho sự hài lòng với những gì đang có hiện tại, biểu tượng của cuộc sống hạnh phúc dài lâu.
Ngoài ra, hoa còn có ý nghĩa thể hiện những cảm xúc chân thành, sự ngưỡng mộ của bản thân đối với người mà bạn ngưỡng mộ, trân trọng.
Lợi ích của hoa lan tường
Từ chính tên gọi và ý nghĩa của mình, hoa lan tường thường được sử dụng để làm quà tặng cho bạn bè, người thân và những người bạn trân trọng, nhằm mang tới thông điệp mong đối phương luôn nhận được nhiều sự may mắn trong cuộc sống.
Với đặc tính lâu tàn, nên hoa lan tường thường được sử dụng để cắm bình, trang trí trong phòng và trong nhà.
Đồng thời, lan tường thường được các cặp vợ chồng lựa chọn trong đám cưới của mình, với mong muốn 1 cuộc hôn nhân viên mãn, hòa thuận.
Bên cạnh đó, hoa lan tường có khả năng điều hòa không khí, tỏa ra năng lượng tích cực trong không gian, nên thường được trồng xung quanh nhà ở hoặc trong các văn phòng.
Cách trồng và chăm sóc cây hoa lan tường
Cách trồng hoa lan tường
Chuẩn bị đất trồng hoa lan tường
Nên chọn những loại đất có hàm lượng chất hữu cơ cao, và độ pH trung bình thích hợp khoảng 5,5 – 6 độ.
Trước khi tiến hành gieo trồng hoa, cần làm sạch đất, cày sâu từ 20 – 30cm để đất tơi xốp và tiêu diệt các mầm bệnh dưới lòng đất, phơi ải khoảng 3 tuần. Dùng phân chuồng hoai mục, vôi bột để ủ đất trước khi gieo hạt ít nhất 1 tuần để cân bằng lại độ dinh dưỡng trong đất.
Chọn giống hoa lan tường
Nên chọn những cây giống có chất lượng cao, bộ rễ phát triển đầy đủ, có chiều cao từ 0,5 – 1,5cm, lá phát triển đã ra khoảng 3 – 4 lá chồi.
Làm luống và mật độ giữa các cây hoa lan tường
Nên làm luống cao tầm 13 – 20cm để tạo độ thông thoáng cũng như giúp cây giữ lại độ ẩm. Trên mỗi luống có thể trồng từ 4 – 6 hàng, mỗi hàng cách nhau khoảng 15cm, khoảng cách giữa các cây từ 10cm trở lên.
Tiến hành trồng hoa lan tường
Nhẹ nhàng đặt cây giống nhẹ nhàng xuống hố trồng, tránh làm hư hại bộ rễ cũng như làm vỡ bầu đất. Lấp đất ngang cổ thân để giữ cây cố định, tránh lấp đất quá dày sẽ làm cho rễ bị thối.
Sau khi trồng cần cung cấp độ ẩm thích hợp cho cây con hồi phục và phát triển, có thể phủ 1 lớp rơm trên mặt luống để giữ độ ẩm tốt hơn.
Cách chăm sóc hoa lan tường
Tưới nước hoa lan tường
Nên tưới nước đều đặn ít nhất 2 lần/ngày và sáng sớm hoặc lúc chiều mát để cây có đủ độ ẩm phát triển. Sau tầm nửa tháng khi trồng, cây con đã bén rễ và chồi non có thể giảm lượng nước tưới xuống thích hợp, tùy vào điều kiện thời tiết.
Bón phân hoa lan tường
Nên cung cấp phân bón cho lan tường theo từng giai đoạn thích hợp, với liều lượng phân tương ứng khác nhau:
- Đợt 1:(Khoảng 2 – 3 tuần sau khi trồng) cung cấp 50% phân NPK(16:16:8); 10% kali trắng, 40% phân đạm.
- Đợt 2:(Khoảng 6 – 7 tuần) bón thúc thêm 60% phân NPK(20:20:15); 30% phân KCL; 10% phân vi sinh.
- Đợt 3: (Sau khi thu hoạch lần một khoảng 2 tuần) bón thêm phân chuồng hoai mục, phân NPK(16:16:8) và phân Kali trắng cho hoa.
- Đợt 4: Sau khi thu hoạch 4 tuần tăng cường cung cấp hàm lượng phân vi sinh để cải thiện đất cũng như giúp cây hồi phục để phát triển cho đợt sau.
Che lưới đen hoa lan tường
Hoa lan tường là cây ưa sáng nhưng chỉ thích hợp với điều kiện ánh sáng trung bình không quá gắt, do vậy cần tiến hành dùng 1 lớp lưới đen để che đi lượng ánh sáng 40% nhằm giúp cây quang hợp tốt hơn cũng như kiểm soát được chiều cao của cây. Tuy nhiên, vào mùa mưa nên tháo lưới che đi để phòng trừ các loại sâu bệnh nấm mốc, dễ phát sinh trong mùa mưa.
Tỉa nụ hoa hoa lan tường
Sau khi trồng lan tường được gần 2 tháng, cây sẽ cho những nụ đầu tiên, tuy nhiên cần phải loại bỏ những nụ hoa đầu này để các chồi bên ra hoa đồng loạt.
Phòng trừ sâu bệnh hại hoa lan tường
Việc đầu tiên bạn cần làm để phòng trừ các loại sâu bệnh hại là thường xuyên kiểm tra vườn hoa, từ đó phát hiện kịp thời những mầm mống sâu bệnh mới triển để có những biện pháp phòng trừ hiệu quả.
Một số loại bệnh thường gặp:
Sâu ăn lá: Loại sâu này thường ẩn nấp dưới các mặt lá, chúng ăn dần bề mặt trên lá chỉ chừa lại lớp biểu bì. Chúng có tốc độ sinh trưởng, phát triển rất nhanh nếu không kịp thời phát hiện và tiêu diệt sẽ gây hại nặng nề tới cây, làm cây không phát triển được dẫn tới chết dần.
Để phòng trừ loại bệnh này có thể sử dụng thiên địch để tiêu diệt, hoặc thường xuyên định kỳ phun thuốc bảo vệ thực vật để tránh các mầm bệnh phát triển. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ có những thêm kinh nghiệm khi trồng và chăm sóc loài hoa lan tượng mang đầy ý nghĩa này.