DANH MỤC

Kỹ thuật trồng Gừng cho năng xuất cao

Kỹ thuật trồng gừng cho mọi nhà

Gừng luôn là một trong số những gia vị rất tốt cho các món ăn ngon, và hơn nữa với gừng có thể làm gia vị các món như, mứt, kẹo, rượu và có thể làm thuốc được, nói chung là gừng rất tốt cho sức khỏe của chính bạn. Bài viết này hướng dân chi tiết cách trồng gừng cho cây lớn nhanh nhất.

gung-1

Gừng hiện nay còn được trồng rất nhiều để xuất khẩu sang các thị trường lớn hiện nay, nếu trồng đúng quy trình thì năng xuất có thể đạt từ 3-4 tấn/ha.

  1. Gừng dại :(Zingiber cassumuar) củ khá to, nhiều xơ, vị cay, nhiều mùi hăng, thịt củ màu vàng xanh được dùng làm thuốc, gia vị, thường mọc hoang dại trong tự nhiên.
  2. Gừng gió :(Zingiber Zerumbet) ít được gây trồng, củ chỉ dùng làm dược liệu.
  3. Loài gừng trồng phổ biến (Zingiber officinale) trong sản xuất có hai giống khác nhau:
  4. Gừng trâu: củ to, ít xơ, ít cay, thích hợp cho xuất khẩu.
  1. Gừng dé :được gây trồng phổ biến, cho củ nhỏ hơn, vị cay và nhiều xơ hơn, hiện nay đang được bán nhiều ở thị trường trong nước.

gung-2

Một số đặc điểm của cây gừng mà bạn nên lưu ý trước khi trồng nhé.

Gừng là loài thân thảo sống lâu năm và có chiều cao từ 0.5-1m.

Lá có màu xanh đậm, có mặt nhãn bóng,gân lá hơi nhạt và có lá mọc so le,độ che phủ lá của mặt đất không cao lắm.

Cây gừng ít khi ra hoa, trục hoa mọc từ gốc dài tới 15 – 20cm. Hoa dài tới 5cm, rộng 2 – 3cm, màu vàng xanh, có 3 cánh hoa dài khoảng 2cm, mép cánh hoa và nhị hoa mùa tóm.

sau đây mình sẽ chia sẽ một số bí quyết trồng gừng

gung-3

thời vụ trồng

gừng thường được trồng từ tháng 1-2. Và từ tháng 4-5.và bắt đầu đảo gừng từ tháng 10-12. Thời gian sinh trưởng của gừng khoảng từ 8-10 tháng là ta có thể bắt đầu  thu gừng.

Đất trồng gừng

Đất trồng gừng thường nên trồng ở những nơi thoát nước tốt, nhưng vẩn phải đảm bảo độ ẩm tốt,đất thì không cần phải là đất tốt, có bóng râm là tốt nhất, và khi trồng thì bạn nên trồng theo luống là tốt nhất, gừng có thể trồng trên nhiều chất đất khác nhau và năng xuất tùy thuộc vào chất đất mà bạn trồng

gung-4

Xem thêm: Cách trồng bầu, Cách trồng rau cải

Ươm giống gừng

Nên chọn loại gừng già trên 8 tháng tuổi, sạch bệnh, gừng giống nên ủ nơi bóng râm, tưới nước cho nhú mầm (giống gừng sạch bệnh là một trong những khâu quan trọng quyết định năng suất của cây gừng).Số lượng giống: 1kg gừng giống có thể trồng được 15 – 20 bọc

Bạn nên dùng dao sắc và cắt hom, mỗi hom có từ 3-4 mắt, bạn nên chấm tro bếp ngay sau khi cắt đễ hãm nhựa của hom.

Sau thời gian cắt từ 5 tiếng bạn xếp đều các hom gừng vào trong các khau, sau đó bạn có thể dùng cắt bỏ lên trên và tưới qua một ít nước để giữ ẩm cho hom, và sau thời gian từ 1 -2 tuần thì hom bắt đầu nhú mắt, khi đó ta có thể mang hom ra để trồng

gung-5

Phân bón cho gừng

Bạn nên chuẩn bị phân bón để để trồng gừng, với lượng phân như sau :

Phân chuồng 5-10 tấn/ha

Phân lân 80kg/ha

Phân kali 100kg/ha

Và bạn có thể chia đều vào bón thức làn 2 nữa

Kỹ thuật trồng gừng

Nên đánh luống: Rộng 1,2-1,5m, cao 35-40cm.

Hàng cách hàng 30cm, cây cách cây 20cm

Mỗi hốc đặt một hom.

Lấp mùn nhẹ phủ lên, tưới giữ ẩm 1 tuần đầu để cây mọc đều, phủ đất và phủ rơm rồi tưới nước giữ ẩm.

gung-6

Chăm sóc sau khi trồng

Sau khi bạn trồng gừng được khoảng 15-20 ngày thì bạn nên cung cấp đủ nước cho cây phát triển thường thì 2  lần/ ngày

Và sau 1 tháng thì bạn nên bón thúc đợt 1 (bón ½ đam, ½ kali).

Bón đợt 2 vào 60 ngày sau khi trồng;

Bón đợt 3 vào 90 ngày sau khi trồng;

Bón đợt 4 vào 120 ngày sau khi trồng.

Phòng bệnh: Gừng sợ nhất là bệnh héo vàng thối rũ, đây là bệnh do vi khuẩn truyền nhiễm, do đó rất khó trị, chủ yếu là phun ngừa sau mỗi đợt mưa kéo dài nhiều ngày hoặc định kỳ 10 – 15 ngày phun 1 lần, các loại thuốc trị nấm gốc đồng COPPER ZINC, CARBAN 50SC… Tuy nhiên, ưu điểm gừng trồng trong bọc ít bị lây lan bệnh do bị cách ly từng bọc, khi thấy có bọc bị nhiễm, chúng ta lấy ra hủy bỏ bọc bị nhiễm bệnh đi.

Sâu hại: Sâu đục thân thường xuất hiện vào đầu mùa mưa. Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn như: Basudin, Regent, Furadan…

gung-7

gung-8

Bệnh thối củ

Thối xanh

Bệnh do vi khuẩn lưu tồn trong đất, nước hoặc côn trùng gây ra. Gừng đang xanh bỗng héo đột ngột vào giữa trưa, có tươi lại vào lúc chiều mát và chết rất nhanh; thân bị nhũn nước, tách rời củ và có màu sậm; khi nhổ lên, đỉnh sinh trưởng có nước màu đục và có mùi hôi đặc trưng

Phòng trừ: do đặc điểm bệnh rất khó trị, lây lan nhanh nên và gây tổn thất lớn nên phòng bệnh là vấn đề cần thiết và bắt buộc.

Khi thấy gừng có triệu chứng xoắn lá thì tiến hành phun các loại thuốc Kasuran, Kasumin, Starner,..kết hợp với một số thuốc đặc trị các loại rầy mềm, rệp sáp tấn công như Diazan, Supracide… Luân cây trồng hợp lý để cắt nguồn bệnh lưu tồn tấn công vào củ, xuất hiện trong điều kiện ẩm ướt kéo dài.

 Thối vàng

Bệnh do nấm Fusarium gây vàng lá, sau đó rụng và chết tương đối chậm, trên củ có vết màu nâu, phần củ nhăn nheo và tóp lại có phủ lớp tơ màu trắng.

Phòng trị: xử lí đất và giống trước khi trồng, sử dụng các loại thuốc Appencard, Carban, Carbenzim, Ridomyl, Score…

Thu hoạch gừng

Khi gừng có lá vàng và khô trên 2/3 số là là có thể thu hoạch gừng. Khi thu hoạch chú ý tránh gãy, dập gừng. Kĩ thuật thu tránh gãy là giữ nguyên cả khóm củ gừng ta cuốc gia gốc 20-25cm, sau đó nhổ nhẹ để lấy cả khóm củ, tỉa hết đất để có tảng củ của khóm.

Bạn muốn yêu cầu về Thông Tin Cây hoa,Cây Trồng nào hãy Hoàn tất biểu mẫu dưới đây. Chúng tôi sẽ trả lời thư của các bạn, xin vui lòng khai báo đầy đủ. Hân hạnh phục vụ và chân thành cảm ơn sự quan tâm, đóng góp ý kiến đến Hoa Đẹp Việt Nam

2/5 - (1 bình chọn)
BÌNH LUẬN()

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chat Facebook