Vẻ đẹp ấn tượng của những chùm hoa sóc lào khiến ai tiếp xúc đều mơ mẩn ngắm nhìn và tận hưởng hương thơm thư thái thoải mái. sóc lào được giới chơi lan cả nghiệp dư lâu chuyên nghiệp đều ưa thích.
Với nhiều người chơi lan thì trong các giống lan đơn thân nhiều người ưa thích loại lan sóc lào nhất. đơn giản bởi vì chúng nhìn rất đẹp và bóng bẩy và tròn trịa. hoa của chúng mọc thành từng chùm lớn với những bông hoa tươi sáng màu tím và hương thơm dịu nhẹ và thư thái.
Nếu quan sát kĩ từng bông bạn sẽ nhận ra điều thú vị. mỗi bông như một chú chim đang vỗ cánh bay với cái đuôi đưa về phía trước khá đẹp. tất cả nở chụm thành một chùm hoa dài buông rủ như một chiếc đuôi sóc nên được mang tên sóc lào từ đó.
Lan sóc nào còn có một số tên gọi là đuôi cáo, bạch vĩ hòi, giáng hương. cây có chiều cao trung bình khoảng từ 15-50cm và có phần vòi hoa dài tới 40cm với phần lá khép xòe ra nhiều kiểu hình. Hệ thống lá của lan sóc lào khá to và dài. Chúng được xếp vào nhóm lan có lá to và lớn nhất trong các loại lan rừng hiện nay.
Cách trồng và chăm sóc lan sóc lào
Lan sóc lào không quá khó trồng tuy nhiên bạn chỉ cần chú ý đến những kĩ thuật và am hiểu về dòng lan này là đã có thể giúp lan được khỏe mạnh và nở hoa to đẹp.
Cách lựa chọn lan sóc lào
Với những người chọn mua những cây đã trưởng thành về trồng thì nên chọn những cây to khỏe và có hệ thống rễ nhiều và lá xanh tốt không có dấu hiệu nấm bệnh. Với những cây được bóc từ rừng về trồng thì chọn những cây còn nguyên vẹn không bị dập nát sẽ khiến cho cây được khỏe mạnh và ít sâu bệnh.
Xử lý cây sóc lào
Cũng như việc chọn lựa thì mỗi cách đêu có cách xử lý khác nhau. Lan sóc lào đã trồng thuần thì bạn đem treo ở nơi khô thoáng và ngưng tưới nước trong 2 ngày sau đó bạn tưới trở lại để cho cay quen dần với kiểu khí hậu vườn nhà.
Với những loại cây bạn lấy từ rừng về thì phải xử lý hết mầm bệnh trước mới trồng. Bằng việc ngâm thuốc nấm trong vòng 15 phút sau đó bạn tưới thuốc kích rễ rồi treo ở nơi thoáng mát tránh để mưa khi cây khô sẽ nhanh chóng ra rễ nhanh hơn.
Gía thể trồng lan sóc lào
Với những loại lan rừng bạn tiến hành chọn lựa giá thể phải thật thoáng mát như là chọn gỗ lũa để ghép cây hoặc có thể trồng trong chạu đất nung nhưng phải xếp thêm than hoa vào để giữ ẩm cho đất. Thời gian đầu mới trồng sóc lào bạn nên tránh mưa gió sẽ khiến cho thân bị thối.
Chế độ tưới nước cho lan sóc lào
Sau thời gian cây phát triển ra rễ bạn tiến hành tưới nước giữ ẩm hàng ngày cho cây. Cây có yêu cầu lượng nước tưới ở mức trung bình. Chính vì thế mà căn cứ vào tiểu khí hậu của từng vùng mà bạn chọn lựa cách tưới nước sao cho thật thích hợp. Trời nắng nóng tăng lượng nước tưới trời mưa độ ẩm cao không tưới và đem giò lan vào nơi khô ráo.
Xem thêm:
Bón phân cho lan sóc lào
Lan sóc lào muốn xanh tốt và cho ra hoa đúng thời điểm bạn không nên quên bón phân cho chúng. Khi cây lan đã ra rễ nhiều và bám sâu vào chậu rồi bạn nên cung cấp thêm một lượng phân bón để cây được phát triển nhanh và mạnh hơn.Các loại lan rừng nói chung và lan sóc lào nói riêng khá ưa các loại phân hữu cơ hoặc phân NPK pha loãng với nước tưới theo mật độ nửa tháng 1 lần. Những loại phân bón này sẽ giúp bổ sung các nguyên tố vi lượng giúp tăng sức đề kháng cho cây một cách tốt nhất.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây
Lan sóc lào vốn là loại lan rừng nên được ban cho một sức đề kháng khá mạnh mẽ. Tuy nhiên chúng cũng thường bị nhiễm một số loại nấm bệnh ảnh hưởng khá mạnh đến đời sống của chúng đó có thể kể đến là bệnh rớt lá chân và bệnh thối ngon. Cần sử dụng một số loại thuốc ngừa nấm bệnh như alliet, carbendazim phun với mật độ và liều lượng khoảng 1 tháng 1 lần.
Cách xử lý cho lan sóc lào ra hoa
Lan sóc lào thường ra hoa vào đầu mùa mưa sau một thời gian sống khô hạn. Chính vì thế mà để cho cây có thể ra hoa được đúng thời điểm và hoa nở đều to khỏe bạn cần phun cho cây phân NPK 6-30-30 khoảng 4 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần đồng thời giảm dần lượng nước tưới từ hàng ngày sang hàng tuần rồi ngừng hẳn. Bao giờ nụ hoa hé nở đầu tiên thì mới bắt đầu tưới trở lại.
Nguồn bài viết: https://hoadepviet.com