Cây cam là một loại cây ăn trái được trồng và sử dùng rất nhiều trong đời sống, là một loại trái cây chứa nhiều tinh dầu mang mùi thơm đặc trưng. Quả của cây cam chứa nhiều vitamin C, có khả năng giải khát, cung cấp cho cơ thể một hàm lượng viatmin C lớn và còn có một số tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều các giống cam nổi tiếng như cam sành, cam vinh, cam cao phong… Nhưng cơ bản về tính chất sinh học và cách trồng chăm sóc la giống nhau. Bài Viết này sơ lược tổng thể về các cây cam Việt Nam.
Cây cam cây ăn quả của người Việt
Đôi nét về cây cam cây ăn quả truyền thống của nước ta
Ở nước ta cây cam được trồng rải rác ở khắp mọi nơi trên cả nước, trong đó có những vùng chuyên canh trồng cam khá nổi tiếng như cam sành Hàm Yên, cam cao phong, cam Văn Giang, cam sành Vĩnh Long, cam Lai Vung,… Cây cam có rất nhiều giống, mỗi giống có đặc tính riêng biệt về vùng khí hậu phù hợp, chất riêng của từng loại quả do vậy nên mỗi giống cam thường gắn với một địa danh – nơi mà ở đó cây cam được trồng với số lượng nhiều hoặc chỉ ở nơi đó mới cho chất lượng quả ngon nhất.
Tên gọi, nguồn gốc của cây cam
Cây cam có tên tiếng việt là cam chua, cam, toan đăng là loại cây có múi thuộc họ cửu lý hương phân bố rộng rãi và khá lâu đời trên thế giới.
Tên khoa học của cây cam: Citrus sinensis (L.) Osbeck
Họ của cây cam: Rutaceae (Cam)
Cây cam xuất hiện từ rất lâu đời, chúng được nhân giống và trồng ở khắp mọi nơi trên thế giới, trong đó nhiều nhất là vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới như châu Á, châu Mỹ, châu Phi và ở châu Âu loại cây này cũng khá phổ biến.
Một số giống cam nổi tiếng ở Việt Nam
Việt Nam được coi là một trong những nước trồng cây cam trải dài, phân bố rộng khắp cả nước. Một số giống cam ngon được ưa chuộng như:
- Cam sành Hà Giang: loại cam có vỏ dày, xù xì màu xanh thẫm, khi chín chuyển màu vàng cam. Đây là loại cam được sử dụng với mục đích ép nước khi quả còn xanh và tách múi ăn liền khi quả chín.
- Cam Cao Phong: loại cam nổi tiếng của vùng đất Cao Phong, Hoà Bình. Quả cam Cao Phong có vỏ mỏng, ruột cam màu vàng, có vị ngọt mát, không nhạt cũng không quá khé, vị vừa phải nên rất được ưa chuộng.
- Cam Vinh: loại cam thường dùng để ép nước, ruột quả có vị chua nhẹ.
- Cam Xoàn: là loại cam nổi tiếng của miền Tây có vị ngọt, thơm ngon hàng đầu. Đây là giống cam ăn tách mũi chứ không vắt nước như các loại khác.
- Bên cạnh đó còn có các giống cam nổi tiếng khác như cam Lai Vung, cam canh,… nhưng trong khuôn khổ bài viết này mình chỉ kể một số loại phổ biến nhất để các bạn tham khảo.
Cây cam thường sai quả, quả mọng nước
Một số đặc điểm cơ bản của Cam
Cây cam có tên khoa học là Citrus sinensis L., là một trái thuộc họ Cam (Rutaceae), cây cam có nguồn gốc bắt nguồn từ khu vực Đông Nam Á. Hiện nay vẫn chưa xác định được rõ quốc gia bắt nguồn của loài cam, xong nhiều người cho rằng nguồn gốc của cây cam đến từ các vùng Ấn Độ, Việt Nam và từ miền Nam Trung Quốc.
- Cây cam thuộc loại cây có múi, thân gỗ, mọc thành bụi, thân không có hoặc có rất ít gai, khi còn non thân có màu xanh sẫm sau đó chuyển dần sang màu xanh xám.
- Lá cây cam mọc so le, phiến lá dài, có màu xanh sẫm, có chiều dài từ 5-10 cm, chiều rộng từ 2,5-5 cm.
- Hoa cam thường mọc chủ yếu ở khu vực nách lá, mọc đơn độc hoặc mọc thành cụm chùm từu 2-6 hoa, hoa có màu trắng đặc trưng của loài. Cây cam thường ra hoa vào từ tháng 1-2
- Quả cam có dạng hình cầu, có đường kính từ 5-8cm, khi chín có màu vàng cam, vỏ quả có chứa nhiều tinh dầu.
Cam canh giống cam ngon của ngươi Việt
Xem thêm: Giống cam khe mây cách trồng và chăm sóc cam khe mây ngon của việt nam.
Ứng dụng của cây Cam trong đời sống
Hiện nay, việc trồng cam đã được lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, và cũng được coi là một mặt hàng để xuất khẩu trong và ngoài nước.
Cam có vị ngọt chua, tính mát, ngoài việc được sử dụng để làm nước giải khát, cam còn được coi là một trong những vị thuốc đắt giá với tác dụng phòng chống ung thư, giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, chữa đàm, thanh nhiệt cơ thể, có tác dụng lợi tiểu. Vỏ cam có tác dụng chữa các bệnh về tiêu hóa, hạ khí đầy….Hoa Cam thường được dùng để bào chế, chưng cất tinh dầu …
- Lá cam: có thể được dùng như một bài thuốc chữa sốt, nôn, khó tiêu
- Hoa cam: có thể dùng để trang trí, làm tinh dầu, hãm nước uống có tác dụng xoa dịu thần kinh khá tốt.
- Vỏ quả cam: có nhiều tinh dầu có thể dùng để xua đuổi côn trùng, giúp điều trị mụn trứng cá, hãm nước uống giúp kích thích ăn ngon miệng…
- Nước cam: giải nhiệt, hạ sốt, cung cấp nhiều vitamin, chất khoáng tốt cho cơ thể.
Xem thêm các loại cây ăn quả khác: Cây ổi, cây chanh
Cách trồng và chăm sóc Cam
Cây cam là loài cây khá dễ trồng, dễ chăm sóc, nếu trồng làm cảnh quan hay số lượng 1-2 cây để lấy trái trong vườn thì hết sức đơn giản. Tuy nhiên nếu dự kiến trồng số lượng lớn thì bạn cần phải xem xét kỹ lưỡng các về đất đai, chăm bón, sâu bệnh hại cây cam,…
- Thời vụ trồng cây cam
Cam là loại cây thuộc khí hậu của vùng Á nhiệt đới, nhiệt đới thích hợp trồng ở ngường nhiệt độ từ 23-29oC. Thời vụ trồng cây cam thích hợp nhất là vào mùa xuân từ 2-4 và vào mùa thu từ tháng 8-10.
- Đất đai trồng cây cam
Có thể trồng Cam trên nhiều loại đất khác nhau, có khả năng thoát nước tốt, tầng canh tác của đất dày từ 80- 100cm, pH phổ biến từ 5-7, có thể trồng cây cam trên một số loại đất như đất phù sa ven sông, đất bồi tụ, các loại đất rừng mới khai phá, hoặc các loại đất phù sa cổ.
- Mật độ trồng cây cam
Tùy vào từng giống cam mà có mật độ trồng thích hợp, thông thường có thể trồng với mật độ 4×5 m, có thể trồng dày hơn đối với các loại các cây cây ghép với khoảng các 3X3 m hoặc 3x4m.
- Bón phân cho cây cam
Trước khi trồng cây cam nên bón lót cho cây từ 20-30kg phân chuồng hoai mục+ 0,5-0,7 kg super lân +0,3-0,5 kg vôi bột.
Khi cây từ 1-3 tuổi, bón thúc cho cây 5-20kg phân hoai mục+0,1-0,2 kg đạm ure+ 0,2-0,5 kg super lân+ 0,1-0,2 kg phân kali, chia làm 4 đợt trong năm bón vào các tháng 1,2 , 5,7.
Từ năm thứ 4 trở đi:
Bón cơ bản cho cây cam vào tháng 8-tháng 11 bằng 20-30kg phân hữu cơ hoai mục bón kết hợp với 0,5-1,0 kg super lân và 0,5-1kg vôi.
Bón đón hoa, cành xuân cho cây cam từ 15/1-15/3 bằng 0,5-0,8kg phân đạm ure kết hợp với 0,1-0,3 kg kali
Bón thúc tăng trọng cho quả bằng 0,5-0,8kg phân đạm ure kết hợp với 0,1-0,3kg phân kali vào tháng 5
Bón thúc cho cành và tăng trọng cho quả bằng 0,5-0,8 đạm ure cùng với phân 0,1-0,3 kg kali vào tháng 7-8.
Các năm về sau, tùy thuộc vào từng loại cây cam, chế độ đất đai khác nhau mà có chế độ bón phân cân đối, hợp lí
Khi bón phân cho cây cam, cần kết hợp xơi xáo để là tăng độ thông thoáng của đất, dọn cỏ cho khu vực gốc cây.
Cây cam giống có tại vườn
- Tưới nước cho cây cam
Sau khi trồng cần tưới ướt đẫm gốc cho cây. Cần cung cấp đầy đủ nước cho cây đặc biệt là thời kỳ cây cam ra trái và trong thời kỳ khô hạn, tiến hành tưới cho cây 3-5 ngày/ lần.
- Sâu, bệnh hại cây cam
– Bọ xít, nhện chích hút, rầy, rệp phun: chúng thường xuất hiện ở các khu vực lá non và hại quả, làm giảm năng suất của cây cam, có teher sử dụng một số loại thuốc: Sherpa 25 EC; Trebon 2,5 EC; Pegasus 500 EC; Actara 25 WG; Danitol 10 EC…
– Bệnh loét sẹo, đốm lá thân và cành lớn, thân quả: Hại chủ yếu ở thời kỳ cây bắt đầu cho quả: có thể Rhidomil MZ 73 WP; Score 250 EC; thuốc gốc đồng…để phòng trừ cho cây cam.
Tốt nhất nên sử dụng các biện pháp canh tác như cắt bỏ bớt các cành lá sâu bệnh, vô hiệu giúp cây cam thông thoáng hơn, hoặc sử dụng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học để đảm bảo an toàn cho môi trường và người sử dụng.
- Thu hoạch quả cam
Khi quả bắt đầu chuyển sang màu vàng, có thể tiến hành thu hoạch quả, tốt nhất là nên thu hoạch quả vào lúc trời râm mát. Khi thu hoạch có thể phân loại quả cam để nâng cao giá thành và chất lượng quả.
Trên đây là toàn bộ những điều cần biết về cây cam, hy vọng sẽ giúp ích được các bạn!