DANH MỤC

Cách trồng hoa Hồng Đà Lạt

Hoa hồng Đà Lạt hồng của người Việt.

Hoa hồng đà lạt là những cây hoa có bông rất lớn và được nhiều người yêu thích nhất, hoa hồng đà lạt được trồng và thu cắt quanh năm do khí hậu rất phù hợp để cho cây phát triển . dó có điều kiện để cho cây phát triển nên thường hoa hồng đà lạt thường rất cao và to , cây thương cao từ 1m trở lên nếu chăm bón tốt hơn nữa.

hoa-hong-da-lat-1

Và sau đây mình sẽ hướng dẩn các bạn trồng và chăm sóc cây hoa hồng đà lạt ngay tại vườn của nhà  nhé.

Trước khi trồng ta cần phải chuẩn bị một số thứ như sau:

Chọn hướng nắng: nên chọn hướng nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên, do nhà phố ở đô thị thường bị che khuất thiếu ánh sáng mặt trời cây hoa hồng không đủ điều kiện ra hoa.

Đất trồng phải thóat nước. Và thường trồng ở những nơi cao dáo và không bị ngập nước khi trời mưa to. Và các thành phần dất như sau:  : 50% Đất sạch Hiếu Giang Better; 10% phân bò Hiếu Giang Better đã qua xử lý; 40% đất phù sa. Tất cả được trộn đều rồi đổ vào chậu khoảng 2/3.

Bắt đầu trồng hoa hồng đà lạt

Ta nên chọn thời điểm trồng vào chiều mát để tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời chiếu thằng vào cây .

hoa-hong-da-lat-2

Và trước khi trồng ta cần nhúng toán bộ rể cây vào trong 1 thùng nước đã có chứa thuốcvitamin Atonik kích thích ra rể để cho cây có thể phát triển nhanh hơn

Khoảng cách trồng của cây khoảng từ 40 cm-50 cm. Vì hoa hồng đà lạt phát triển khá là nhanh, do dó cây sẽ có tán rộng, nên ta trồng với mật độ như vậy để phù hợp cho cây phát triển sau này

Khi trồng xong ta tưới nước có chất kích thích ra rể cho cây để cho cây nhanh chóng ra rể mới và phát triển nữa

Sau từ 3 đến 5 ngày khi cây bắt đầu ra rể mới ta cần pha thêm vitamin Atonik  để tưới thêm cho cây để cây có thể hấp thụ và ra rể khỏe mạnh hơn

+ Thúc mầm lần 1 (sau khi trồng 30-35 ngày): phân hữu cơ.

+ Thúc mầm lần 2 (sau khi trồng 45-50 ngày): 40-60 kg tùy thuộc vào diện tích trồng NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu cho 1.000m2

+ Thúc sau mỗi lần tỉa nhánh: 15-20kg NPK 13-13-13 + TE Đầu Trâu cho 1.000m2. Kết hợp phòng ngừa sâu bệnh.

+ Thúc định kỳ 15 ngày bón 1 lần, lượng bón 50-70kg NPK 13-13-13 + TE Đầu Trâu cho 1.000m2.

+ Bón phân magiê: Định kỳ 4-5 tháng bón 1 lần với lượng 1,5-2kg MgSO4/1.000m2 bằng cách trộn với phân NPK bón gốc hoặc hòa với nồng độ 0,3-0,5% để phun qua lá.

+ Phun qua lá: Phân bón thích hợp cho các thời kỳ phát triển của hồng là Đầu Trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng. Nồng độ và liều lượng phun tùy thuộc tuổi và thời kỳ phát triển như sau:

– Thời kỳ hồng tăng trưởng và sau cắt hoa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

– Thời kỳ hồng trưởng thành sắp ra nụ hoa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

– Khi hồng đã có nụ và dưỡng hoa khi đang nở: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

+ Từ năm thứ 2, vào đầu chu kỳ bón 5-6 tấn phân chuồng hoai/1.000m2. Phân bón NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu và phân bón lá sử dụng theo quy trình trên.

hoa-hong-da-lat-3

– Thường xuyên cắt bỏ lá hoa hư, đối với hoa đã nở nên cắt bỏ, khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây có sức đâm nhánh mới,từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới.

Quan sát nếu cây cho nhánh mới có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp báo hiệu cây được cung cấp đủ dinh dưởng. Ngược lại cây cho nhánh ốm yếu vống cao thì cần tăng cường chăm sóc cho kỳ cắt tỉa nhánh lần sau.

.- Sâu bệnh hại

– Cần tưới cho cây đủ nước để lá quang hợp, nếu để cây quá khô dễ xuất hiện nhện đỏ hút chích làm cây bị suy yếu dần. Lá cây bị nhợt màu và vàng lá, quăn queo rồi rụng đi. Nên tưới bổ sung đủ nước và bón thêm phân bón bổ sung vitamin cho cây.

Trường hợp xuất hiện các chấm trắng gần ngọn hay dưới mặt lá đó là rệp sáp , dùng tay ngắt bỏ lá bị bám hay tiêu diệt các đốm trắng. Nếu diện tích trồng nhiều cần tư vấn nơi bán thuốc BVTV chon loại thuốc phù hợp không độc hại cho môi trường và sức khỏe con người.

+ Bệnh phấn trắng:

Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, bệnh hại trên các lá non, các lá bánh tẻ và cổ bông, bệnh phát triển rất nhanh làm lá biến dạng, thân khô, nụ ít, hoa th­ường không nở thậm chí chết cây, có thể dùng thuốc Score 250 ND  hoặc Anvil 5SC liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.

+ Bệnh đốm đen:

Vết bệnh hình tròn, bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường phá hoại trên lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả hai mặt lá, làm lá vàng, rụng hàng loạt. Thuốc phòng trừ bệnh là Daconil 500 SC 25; Đồng ôxyclorua 30 BTN, Anvil 5SC liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.

+ Bệnh gỉ sắt:

Vết bệnh dạng chấm nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt, hình thành ở mặt dưới lá, bệnh làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ, cây còi cọc, thuốc phòng trừ là Kocide 10, Vimonyl 72 BTN , Daconil 500 SC liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.

hoa-hong-da-lat-4

hoa-hong-da-lat-5

Bạn muốn yêu cầu về Thông Tin Cây hoa,Cây Trồng nào hãy Hoàn tất biểu mẫu dưới đây. Chúng tôi sẽ trả lời thư của các bạn, xin vui lòng khai báo đầy đủ. Hân hạnh phục vụ và chân thành cảm ơn sự quan tâm, đóng góp ý kiến đến Hoa Đẹp Việt Nam

5/5 - (1 bình chọn)
BÌNH LUẬN()

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chat Facebook