Những chùm quả tròn xinh, đỏ đậm, bóng lừ của cây siro cực kỳ hấp dẫn với bất kỳ ánh nhìn nào. Trồng một cây siro vừa che nắng nóng, vừa ngắm nhìn những trái cây xinh đẹp và thưởng thức chúng là mong muốn của nhiều người. Đặc điểm của cây siro và việc chăm sóc siro có khó không? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này bạn nhé!
Cây siro cây ăn quả độc đáo được du nhập về Việt Nam
Trong những năm gần đây, giống cây ăn quả nhập khẩu luôn là một đề tài được nhiều người quan tâm, tìm kiếm. Sự phát triển của vận chuyển, sự thông thương trên thế giới đã giúp cho việc tìm kiếm, nhập khẩu các giống cây lạ không phải là quá khó. Cây siro cũng là một trong những giống cây nhập khẩu, tuy nhiên đây là loại cây đã được du nhập từ khá lâu trước đây nên ở Việt Nam đã có khá nhiều cây siro cổ thủ có tuổi đời hàng chục năm.
Nguồn gốc, tên gọi của cây siro
Cây siro có tên khoa học là Carissa carandas L, thuộc họ trúc đào, xuất xứ từ Indonesia, Ấn Độ. Cây còn được gọi với cái tên thuần việt khác là cây si rô. Mặc dù có xuất xứ từ Ấn Độ nhưng hiện nay giống cây này đã được nhân giống, trồng phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới với mục đích làm cảnh, làm bóng mát hay thu hoạch trái làm nước giải khát.
Ý nghĩa cây si rô
Quả siro màu đỏ xen lẫn trong những tán lá xanh mát vô cùng đẹp mắt nên cây siro được lựa chọn trồng làm cây cảnh.
Cây siro với những chùm quả mọng đỏ xua đi những điều xui xẻo, mang đến may mắn, điềm lành, sức khỏe cho toàn thể gia đình. Vì thế người la thường lựa chọn trồng cây siro ở cổng, trong sân vườn, hoặc trước cửa nhà.
Đặc điểm nổi bật của cây siro
Do là cây nhập, không phải loài bản địa nên cây siro còn khá mới lạ đối với nhiều người, dù vậy thì cây có những đặc điểm nổi bật khiến cho bất cứ ai đã từng nhìn tận mắt và được nghe giới thiệu thì sẽ nhớ mãi về loại cây này.
- Cây siro thuộc loại cây thân gỗ nhỏ, dạng bụi, sống lâu năm, cây có chiều cao khoảng 2-4m. Cây có nhiều cành nhánh, thân và cành có gai nhọn. Do thân siro khá mảnh, nhỏ nên có thể đào tạo cho leo dựa giống như cây hoa giấy.
- Lá cây siro màu xanh đậm, hình bầu dục, hơi nhọn ở đầu, bứt lá chảy mủ trắng.
- Hoa của cây siro nhỏ xinh màu trắng, mọc thành chùm, nở rải rác quanh năm ở nơi có khí hậu nắng nóng. Ở miền Bắc thì cây nở hoa rộ vào đầu mùa hè.
- Quả siro hình trái xoan hơi tròn, khi non có màu trắng, chuyển hồng, đỏ rồi chín đen. Quả siro còn non rất chua, nên có thể được dùng thay chanh làm gia vị. Quả chín có vị ngọt hơn dùng làm nhiều món ăn. Quả siro thường chứa 1-2 hạt. Cây Siro rất sai quả, từng chùm quả nổi bật trên nền lá xanh thẫm trông bắt mắt, đầy sức sống.
Xem thêm: Cây nho thân gỗ, cây việt quất
Ứng dụng và trang trí cây siro
Cây siro có kích thước nhỏ gọn rất phù hợp trang trí cảnh quan nơi có diện tích hạn chế như nhà phố, cơ quan, công sở, quán cà phê… mang đến vẻ đẹp sinh động, tươi vui, đầy sức sống.
Trồng siro trong công sở, công ty không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ, màu đỏ của quả còn mang đến may mắn, tài lộc. Người ta thường trồng những loại hoa cỏ nhỏ xinh dưới bồn cây tạo vẻ đẹp quây quần, ấm cúng.
Với tán to tròn, quả màu đỏ với hương vị ngọt ngọt, chua chua, thơm thơm siro còn được trồng chậu cảnh trưng ở nhiều nơi và làm món ăn hấp dẫn cho mọi người đặc biệt là trẻ nhỏ. Ngắm nhìn cây siro trong giai đoạn đổi màu của quả cũng là một cách thư giãn thú vị.
Quả siro còn được làm thành nhiều món ăn hấp dẫn, đặc biệt là nước si rô: dùng quả xanh hoặc chín bỏ cuống cho bớt mủ rồi rửa sạch, để ráo. Sau đó chà nát để lấy dịch quả, lọc bỏ bã rồi đun với lửa nhỏ. Thêm đường với tỷ lệ 1 dịch quả + 2 đường, đun sôi 20-30 phút. Như thế chúng ta đã có món siro thơm ngon, dùng dần. Nước siro này vừa là món giải khát hấp dẫn vừa có tác dụng lợi sữa với các bà mẹ, lợi mật đối với những ai có bệnh.
Ngoài ra các bộ phận của cây còn dùng để làm thuốc hữu hiệu:
- Rễ siro có vị đắng, Sắc rễ khô uống để trị sán lãi, sát trùng, thuốc kiện vị, bệnh scorbut…
- Quả siro chứa nhiều vitamin C vừa làm mát vừa chữa bệnh mật, hoặc làm gia vị. Quả chín vừa làm món ăn chơi, vừa ngâm rượu, làm mứt, làm siro,…
Cách trồng và chăm sóc cây siro
Cây siro thuộc loại cây khỏe mạnh, không cầu kỳ chăm sóc, ít sâu bệnh, dưới đây là một số đặc điểm cần lưu ý khi trồng và chăm sóc cây siro:
- Ánh sáng: siro ưa sáng hoàn toàn, càng nhiều nắng lá và quả càng đậm màu, giàu sắc tố.
- Nhiệt độ: cây siro có thể sống ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, cây có thể sống phát triển tốt trong điều kiện giá lạnh của miền Bắc, tuy nhiên lại rất ưa khí hậu nắng nóng nên ở miền Nam cây phát triển mạnh và được trồng phổ biến hơn.
- Độ ẩm: Cây Siro ưa ẩm trung bình
- Đất trồng: cây siro không kén đất nhưng phải tránh ngập úng. Nếu trồng chậu, phải chọn chậu có đường kính phù hợp với độ lớn của cây và đất trồng phải tơi xốp, thoát nước tốt, giàu mùn để bộ rễ của cây có thể phát triển khoẻ nhất.
- Tưới nước: Lượng nước tưới cho cây siro nên vừa phải, tưới nhiều làm úng thối rễ. Chỉ nên tưới khi đất trên mặt chậu se khô. Đối với cây trong chậu thì nên tưới nước ngày 1 lần vào những ngày nắng nóng, lượng nước tưới phải tối thiểu đủ để nước chảy ra khỏi lỗ thoát nước dưới chậu, như vậy toàn bộ rễ của cây siro mới có thể tiếp xúc được với nước.
- Bón phân: cây ra quả liên tục nên cần nhiều dinh dưỡng, hàng tháng nên bón phân điều độ cho cây bằng các loại phân đa vi lượng : NPK tổng hợp, đầu trâu,.. và nên bổ sung thêm phân hữu cơ, phân vi sinh, phân trùn quế… để cải tạo đất tơi xốp.
Hiện nay với cây siro được nhân giống tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đang cho rất sai quả. Liên hệ với chúng tôi để được nhận tư vấn miễn phí và ưu đãi khi mua hàng. Hotline 0985.226.782
Nước siro giải nhiệt mùa hè vô cùng thơm, ngon
Cây giống cây siro
Quả siro có hương vị mát thanh được sử dụng nhiều trong cuộc sống