Cây Bách hợp cây thuốc quý của Việt Nam
Cây bách hợp chữa các bệnh có nguần gốc từ trung quốc cây còn có tên gọi khác nhau như: tỏi rừng, khẻo ma (Tày), kíp pá (Thái), cà ngái dòi (Dao). Là cây cỏ, cao 0,5 – 1m. Thân hành to màu trắng, sống nhiều năm. Lá mọc so le, hình mác thuôn, mép nguyên.Cây bách hợp chữa các bệnh
Nghiên cứu dược lý cho thấy cây hoa bách hợp chứa tinh bột, protein, chất béo, vi lượng colchicine, có tác dụng kháng virus HIV, trị ho lao phổi, phù thũng…
Bộ phận dùng làm thuốc là thân hành, thu hái vào cuối mùa hạ đầu mùa thu, khi cây bắt đầu khô héo, rửa sạch, tách vảy, đồ nóng hoặc nhúng vào nước sôi 5 – 10 phút, phơi hoặc sấy khô hoặc sao tẩm với mật ong. Dược liệu có màu trắng ngà hay vàng nhạt, cứng, có đường gân ở trong, dễ bẻ gãy, vị hơi đắng, nhớt.
Loài thực vật này mọc hoang ở các trảng cỏ và bờ nương rẫy vùng núi cao trên 1.000 m, cũng có nơi trồng để lấy thân hành ăn. Người ta trồng bằng giò cây như phương pháp trồng hành tỏi. SCau một năm thu hoạch, thường ngắt hết hoa để cho củ to hơn. Cây ra hoa vào tháng 5-7, có quả vào tháng 8-10. Ở nước ta, bách hợp phân bố tại các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang, Kon Tum và cũng có ở nước láng giềng Trung Quốc.
Theo Đông y, bách hợp có vị ngọt nhạt, tính mát, có công năng dưỡng âm nhuận phế, thanh tâm, an thần, giải độc, nhuận trạng, lợi đại tiểu tiện,… Thường dùng làm thuốc bổ, chữa ho, ho khan hoặc ho có đờm quánh, viêm phế quản, thần kinh suy nhược, mất ngủ,… Dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc bột.
Các vị trí tự nhiên có cây bách hợp
Nơi sống và thu hái: Cây hoa mọc hoang ở các trảng cỏ và bờ mương rẫy vùng núi (Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang…) cũng có nơi trồng để lấy thân hành ăn. Trồng bằng giò như trồng hành, Tỏi. Sau một năm thu hoạch thường người ta ngắt hết hoa để cho củ to. Thu hoạch củ vào cuối mùa hè, đầu thu, khi cây bắt đầu khô héo. Ðào về rửa sạch, tách riêng từng vẩy, nhúng nước sôi 5-10 phút cho vừa chín tái, rồi đem phơi hay sấy khô.
Hạt rất nhiều, xếp thành chồng hình trái xoan, đường kính chừng 1cm. Dọc thân có nhiều vảy xếp chồng lên nhau. Người ta dùng vảy để làm thuốc, thành phần hóa học: 30% tinh bột, 4% protid 0,1% chất béo, một ít vitamin c và chất colchixein C21H23O6N.
Thành phần hoá học: Thân hành chứa glucid 30%, protid 4%, lipid 0,1%, vitamin C và colchicein.
Tính vị, tác dụng: Bách hợp có vị đắng tính hàn, có tác dụng nhuận phế, tiêu đờm, trừ ho, dưỡng tâm, an thần, thanh nhiệt, lợi tiểu.
Công dụng của cây Bách Hợp
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Chữa lao phổi, ho khan hoặc ho có đờm quánh, ho ra máu, viêm phế quản, sốt, thần kinh suy nhược. Còn dùng chữa tim đập mạnh, phù thũng.
Cách dùng: Ngày dùng 8-20g dạng thuốc sắc hoặc bột. Khi chữa ho, đau ngực, lao phổi, ho ra máu, thường dùng tươi giã nát, ép nước uống.
Nhuận phổi trừ ho:
Bài 1: Thang Bách hợp cố kim: bách hợp 4g, bạch thược 4g, đương quy 4g, xuyên bối mẫu 4g, sinh địa 8g, thục địa 12g, mạch môn 6g, huyền sâm 3g, cát cánh 3g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Trị phế hư sinh ho, âm hư hoả vượng, họng khô đau, ho ra đờm có dính máu, lưỡi đỏ ít rêu, mạch đập yếu.
Bài 2: Bách hoa cao: bách hợp, khoản đông hoa liều lượng bằng nhau. Tất cả tán bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày 3 lần, mỗi lần 12g sau khi ăn, nhai nhỏ thuốc rồi chiêu bằng nước gừng hoặc nước đun sôi. Trị phổi khô sinh ho, đờm có máu.
Bách hợp Bài thuốc chữa bệnh từ bách hợp
Dưỡng tâm an thần:
Bài 1: Thang bách hợp tri mẫu: bách hợp 24g, tri mẫu 12g. Sắc uống.
Bài 2: Thang bách hợp địa hoàng: bách hợp, sinh địa, liều lượng bằng nhau. Sắc uống.
Cả hai đơn này trị bệnh viêm khí phế quản khô, thời kỳ cuối, người bệnh có lo lắng, hoảng hốt, mất ngủ.
Bài 3: Thang bách hợp ô dược: bách hợp 63g, ô dược 12g. Sắc uống. Trị đau dạ dày mạn tính, bụng trướng đầy. Nếu dạ dày lạnh, thêm cao lương khương 4g; nếu đau bụng nhiều, thêm diên hồ sách 12g. Có thể làm viên hoàn.
Món ăn bài thuốc có bách hợp:
Nước ép hoặc nước sắc bách hợp: bách hợp tươi 100g giã ép lấy nước hoặc pha nước uống. Dùng cho các bệnh phổi có khái huyết, đàm huyết.
Cháo bách hợp: bách hợp 30g, gạo tẻ 60g, đường trắng lượng thích hợp. Cho gạo, bách hợp, nước vào xoong hầm nhừ, cho thêm đường trắng khuấy đều. Dùng cho các trường hợp ho khan đờm dính ít, hồi hộp, đánh trống ngực, kích ứng, hốt hoảng.
Phổi lợn hầm đảng sâm, bách hợp: phổi lợn 250g, đảng sâm 15g, bách hợp 30g. Tất cả cho vào nồi, thêm nước, hầm nhừ, bỏ bã thuốc, thêm muối mắm, gia vị. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản mãn, ho tái lại dai dẳng lâu ngày.
Bách hợp, kê tử thang: bách hợp 7 củ, lòng đỏ trứng gà 1 cái. Ngâm bách hợp trong nước 10-12 giờ, rửa sạch, cho nước sạch đun sôi, vớt bỏ váng, sau đó cho lòng đỏ trứng gà vào khuấy đều đun sôi lại, uống. Dùng cho người bệnh suy nhược thần kinh, rối loạn thần kinh chức năng.
Kiêng kỵ: Người ho do phong hàn hoặc tiêu chảy do hư hàn không dùng.
Bạn muốn yêu cầu về Thông Tin Cây hoa,Cây Trồng nào hãy Hoàn tất biểu mẫu dưới đây. Chúng tôi sẽ trả lời thư của các bạn, xin vui lòng khai báo đầy đủ. Hân hạnh phục vụ và chân thành cảm ơn sự quan tâm, đóng góp ý kiến đến Hoa Đẹp Việt Nam