DANH MỤC

Cây mít – Cách trồng và chăm sóc cây mít

Gọi để biết giá
  • :
  • :
  • : Còn hàng
THÔNG TIN CHI TIẾT

Mít là loài cây ăn quả trồng lâu năm, phân bố chủ yếu ở nước nước Đông Nam Á, có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus thuộc họ dâu tằm (moraceae).

Mít có nguồn gốc từ Ấn Độ, về sau được du nhập vào nhiều nước khác như Thái Lan, Philippin,… và trở thành loại quả biểu tượng của Bangladesh.

Đặc điểm nổi bật của cây mít

Đặc điểm hình thái của cây mít

Mít là cây trồng lâu năm có thân dạng gỗ, bộ rễ co và phát triển khá sâu, có chiều cao trung bình từ 7 – 20m. Lá của mít là loại lá đơn, thường mọc đối nhau, phiến lá tương đối dày, dài khoảng 15cm, mặt ở trên có màu xanh đậm hơn bề mặt ở dưới, khi già lá chuyển sang màu nâu vàng. Hoa thuộc loại hoa đơn tính, thường mọc trên những cuống ngắn, trên cùng 1 cây có cả hoa đực và hoa cái. Hoa đực thường không có cánh hoa, thường nhỏ và dài hơn hoa cái, có bao phấn nổi xung quanh về mặt cụm hoa. Hoa cái cũng thường mọc thành cụm, mỗi cụm có nhiều hoa nhỏ, nhụy hoa tách đôi, nổi lên trên bề mặt cụm hoa.

cay-mit-1

Hình ảnh cây mít cho sai quả

Bên ngoài quả mít có vỏ sần sùi và có gai nhỏ bao bọc, bên trong có nhiều múi, mít có trọng lượng tương đối lớn có thể nặng từ 5 – 10kg.

Đặc điểm sinh thái của cây mít

Mít là loài cây ưa bóng thích hợp với điều kiện môi trường mát mẻ, phù với điều kiện khí hậu ở nước ta, có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh. Mít thường ra trái vào năm thứ 3, tuổi thọ trung bình có thể lên đến hàng chục năm. Cây mít có thể chịu được hạn nhưng khả năng chịu ngập úng rất kém.

Lợi ích của cây mít

Mít chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Trong mít có chứa nhiều fructose và sucrose cung cấp cho cơ thể 1 nguồn năng lượng dồi dào trong cả 1 ngày dài. Ngoài ra, vitamin C trong mít là nguồn dinh dưỡng giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng giúp bạn có thể ngăn ngừa được một số loại bệnh nhẹ thông thường như cảm lạnh, sốt, ho, … Ngoài ra ăn mít thường xuyên giúp cơ thể có 1 lượng chất chống oxy hóa và chất khoáng mangan, có tác dụng điều hòa đường trong máu cũng như chống được 1 số loại ung thư nguy hiểm như: ung gan, ung thư phổi,…

Chất potassium được tìm thấy trong mít giúp bạn có thể phòng ngừa được số bệnh về xương khớp như loãng xương, xương yếu,… đặc biệt còn có tác trong việc điều hòa huyết áp. Mít là loại trái cây có tác dụng tích đối với hệ tim mạch bới có chứa hàm lượng vitamin B6 cao, có khả năng làm giảm homocysteine trong máu.

cay-mit-2

Chăm sóc tốt cho cây mít hiệu quả năng suất rất cao

Mít có giá trị kinh tế cao

Ngoài công dụng có ích cho sức khỏe mít còn được xem là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân, với mức giá bán thị trường hiện nay đao động từ 20 – 50 ngàn đồng/kg. Mít còn được sử dụng nhiều trong ẩm thực, cũng như trong nền công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như: mít sấy, nước ép, bánh kẹo,… Ngoài ra, mít còn được xuất khẩu nhiều trên thị trường của nhiều quốc gia. Đồng thân của cây mít cũng được xem là một trong những loại gỗ quý có giá trị cao.

Cách trồng và chăm sóc cây mít

Cách trồng cây mít

Chuẩn bị giống

Với công nghệ hiện đại như ngày nay, có rất nhiều phương pháp nhân giống cây mít như: gieo hạt, giâm cành, ghép cành hoặc chiết cành. Tuy nhiên, để cây giống có thể sinh trưởng và phát triển mạnh, có những tính ưu việt từ cây mẹ người ta thường dùng phương pháp giâm cành hoặc chiết cành để nhân giống cho cây mít.

Đối với những cây giống dùng để trồng nên chọn những cây có đủ bộ rễ và tán phát triển đều và khỏe, có chiều cao khoảng từ 30 – 45cm, không bị nhiễm các loại sâu bệnh.

cay-mit-3

Chọn đất và xử lý đất trồng

Theo kinh nghiệm đúc kết của các nhà vườn, nên chọn những loại đất có độ dinh dưỡng cũng như tầng đất canh tác sâu, cơ cấu trong đất phải đảm bảo có đủ độ ẩm và khả năng tự thoát nước tốt để tránh ngập úng.

Trước khi trồng cây, nên tiến hành làm cày bừa cho tơi đất, làm sạch cỏ để tránh các mầm bệnh đang ẩn náu trong đất, cũng như không làm ảnh hưởng đến chất lượng múi mít sau này.

Đào hố và bón lót cho đất

Sau khi để đất nghỉ khoảng 15 ngày, tiến hành đào hố trồng cây mỗi hố nên đào với kích thước khoảng 65x65x65, khoảng cách giữa các hố nên cách nhau từ 10 – 15m, để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tán và rễ của cây sau này.

Bón lót cho hố trồng với tỉ lệ 45% phân chuồng hoai mục; 30% bã mùn; 25% phân NPK; 5% vôi bột, bón xen kẽ trong hố trồng, sau đó dùng vòi tưới vào hố trồng để ủ đất.

Sau khoảng 20 – 30 ngày sau khi ủ hố trồng xong bạn có thể tiến hành trồng cây giống, xé nhẹ nhàng bao bọc bầu giống ra, đặt cây giống sao cho thẳng đứng không bị nghiêng. Dùng tay nén chặt phần đất ở gốc lại, vun đất cao hơn cổ gốc khoảng 25cm để cây được cố định.

cay-mit-4

Dùng rơm khô hay cỏ mục để phủ 1 lớp mỏng xung quanh về mặt gốc cây, trước khi tiến hành tưới đẫm nước, điều đó giúp cây giữ được độ ẩm lâu hơn.

Cách chăm sóc cây mít

Tưới nước

Trong thời kỳ khi cây đang phát triển rễ và tán cần cung cấp đủ nước cho cây để cây có đủ độ ẩm và điều kiện đã sinh trưởng tốt, ít nhất tưới 2 lần/ngày.

Khi cây bắt đầu được 1 tuổi trở lên, bạn có thể giả lượng nước tưới xuống 2 ngày/lần cũng được. Tuy nhiên, vào mùa khô vẫn nên tăng cường tưới nước cho cây.

Xem thêm:

Đặc tính của mít rất sợ bị ngập úng và dễ gây thối gốc, chết cây, vì vậy vào mùa mưa cần kiểm tra kỹ hệ thống kênh mương và giúp cây thoát nước kịp thời.

Bón phân

  • Trong năm đầu tiên nên bón cho mỗi cây khoảng 2kg phân đạm, 0,5 kg phân NPK, 1kg Kali.
  • Đến năm thứ 2 tiến hành bón lót cho mỗi cây 10kg phân hữu cơ, 1kg vôi bột, 2kg phân lân.
  • Năm thứ 3, bón 15kg phân NPK, 3kg phân urê, 0,5 phân DAP.
  • Từ năm thứ 4, khi cây đã cho thu hoạch trái nên giảm lượng phân bón hóa học xuồng thay vào đó nên bón phân chuồng hoai mục để đảm bảo chất lượng và năng suất của quả.

Thường xuyên tỉa cành, tạo tán và làm cỏ

Khi cây cao khoảng 2m trở lên, nên tiến hành tỉa cành tạo tán định kỳ cho cây 3 lần/năm. Nên loại bỏ các cành mọc sát đất, cành mọc vượt, các cành bị sâu bệnh, chỉ giữ lại cành cấp 1 cách gốc khoảng 45cm. Việc thường xuyên làm cỏ xung quanh gốc cây sẽ giúp cây cho quả có năng suất và chất lượng cao, đặc biệt giúp quả không bị sượng.

cay-mit-5

Một số loại bệnh thường gặp ở cây mít

Bệnh thối gốc, chảy nhựa

Khi trời mưa, môi trường ẩm ướt nấm Phytophthora dễ dàng sinh trưởng và tấn công gốc thân của cây mít, làm gốc có nhiều vết lở loét, có mủ chảy ra, vỏ gốc bị thối và mốc thần thân cây bị thâm đen. Khi mắc bệnh, cây thường không hấp thụ được chất dinh dưỡng, cây càng ngày càng còi cọc, về sau sẽ chết dần.

Để phòng tránh loại bệnh này cần thường xuyên kiểm ra vườn để phát hiện bệnh kịp thời. Khi cây bị mắc bệnh cần tiến hành loại bỏ trước khi lây nhiễm bệnh sang các cây khác. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên phun thuốc bảo vệ thực vật thường xuyên cho cây để phòng ngừa.

 

BÌNH LUẬN()
Chat Facebook