DANH MỤC

Hoa ưu đàm – Tìm hiểu truyền thuyết về hoa ưu đàm

Gọi để biết giá
  • :
  • :
  • : Còn hàng
THÔNG TIN CHI TIẾT

Hoa Ưu Đàm – đây có thể là một loài hoa khá xa lạ với mọi người vì nó không được nhắc đến thường xuyên.  Bởi lẽ, đây là một loài hoa cực kỳ hiếm có. Dân gian tương truyền rằng, đây là loài hoa hiếm phải đến 3000 năm mới trổ hoa một lần. Có lẽ cùng vì sự hiếm có này nên những người được nghe kể về loài hoa này rất tò mò và muốn tận mắt nhìn thấy chúng.

Hoa Ưu Đàm còn được gọi với một tên gọi khác là Udumbara – đây là một cách gọi quen trong tiếng Phạn hoặc tiếng Bali. Ngoài ra, hoa Ưu Đàm cũng được gọi với rất nhiều cách như Ô-đàm, Ưu đàm bát la, Ô đàm bát la, Uất đàm, Ưu đàm bát hoa, Ô đàm bạt la, cũng có thể gọi tắt là Đàm hoa.

Xem thêm:

Theo khoa học, cây hoa Ưu đàm có tên gọi khoa học là Ficus racemosa (syn. Ficus glomerata), thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Hoa này thường được gọi là cây Cluster Fig/Goolar (Gular) Fig.

hoa-uu-dam-1

Hoa Ưu Đàm là cây gì và có thật hay không?

Theo truyền thuyết và các tài liệu ghi chép, hoa Ưu Đàm là một loài hoa lên mọc giữa chốn hư không, thân như mưa bụi, cực kỳ thanh mảnh. Mỗi bông hoa Ưu Đàm có hình dáng như chiếc chuông và thường chỉ có 2 cánh mỏng. Khi hoa Ưu Đàm nở, nhụy hoa sẽ tỏa ra một mùi hương thơm nhẹ và thoang thoảng. Những bông hoa Ưu Đàm nở rộ thường mang sắc trắng tinh khôi, tạo cảm giác trong lành và không hề nhiễm chút bụi trần nào. Chính vì vậy, loài hoa này được xem như một trong những loài hoa biểu tượng của Phật Giáo.

Nhiều người đã xác nhận rằng Hoa Ưu Đàm là một loài hoa có tồn tại, nó từng được phát hiện nhiều nơi trên thế giới như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan, Malaysia, Pháp, Việt Nam,…

hoa-uu-dam-2

Khi xét trên phương diện khoa học, các nhà khoa học sau khi nghiên cứu và tìm hiểu thì họ cho rằng hoa Ưu Đàm thực chất là một loại nấm. Nó thuộc hệ thống các loài thực vật bậc thấp, chưa có cấu trúc mô như những loại thực vật khác hiện nay. Theo miêu tả, hoa Ưu Đàm là một thể nhầy trong suốt vắt ngang chiếc lá, màu sắc trong suốt như pha lê. Khi muốn sinh sản, hoa sẽ tạo ra các thể sinh sản mang bào tử. Khi có điều kiện thích hợp, môi trường thuận lợi sẽ phát triển. Điều đặc biệt nhất của loài hoa này là nó có thể mọc được ở trên mọi loại vật liệu, chất liệu khác nhau. Có nhiều bằng chứng cho thấy loài hoa này có thể mọc trên nhiều loài cây khác nhau hay trên bề mặt kim loại, trên kính, các tấm gỗ hay thậm chí ngay trên các bức tượng Phật. Cũng nhờ đặc điểm này, loài hoa này càng gắn chặt hơn với các truyền thuyết về Phật Giáo.

Thời điểm tháng 07/1997, những bông hoa Ưu Đàm nở rộ đầu tiên được con người phát hiện và tìm thấy ở Hàn Quốc ở trên bức tượng Phật Như Lai được làm từ vàng và đồng. Đây là một sự kiện khá đặc biệt và nhận được sự quan tâm từ mọi người vì lời đồn từ trước tới nay rằng loài hoa này 3000 năm mới nở một lần. Từ đó, loài hoa Ưu Đàm đã khơi gợi sự tò mò của rất nhiều người vì họ tin rằng, những người thực sự có duyên thì mới bắt gặp được loài hoa này.

hoa-uu-dam-3

Truyền thuyết về hoa Ưu Đàm

Hoa Ưu Đàm được tương truyền là loài hoa có mối liên hệ mật thiết và gắn chặt với Phật Giáo. Những người thuộc tôn giáo Phật giáo tin rằng, khi loài hoa này nở là sự  báo hiệu Pháp Luân Thánh Vương (tức là Kim Luân vương, xưng là Di Lạc) xuất hiện ở nhân gian.

Để khẳng định về mối liên hệ mật thiết này, vị Thượng tọa Thích Minh Hạnh thuộc ban trị sự tỉnh hội phật giáo của Sóc Trăng từng chia sẻ với báo chí rằng: “Hoa Ưu Đàm đúng là biểu trưng của Phật giáo, hàng ngàn năm mới nở một lần. Ai có duyên mới gặp. Theo kinh văn của nhà Phật, mỗi khi hoa Ưu Đàm nở thì báo hiệu sẽ có thêm một thánh nhân xuất hiện giữa trần gian này”.

Bên cạnh đó, vị Thượng tọa Hạnh cũng nhấn mạnh thêm: “Hoa Ưu Đàm là loài hoa thể hiện sự tôn quý, sâu sắc về mặt tâm linh và đặc biệt đối với những người theo Phật Giáo. Khi thấy hoa Ưu Đàm xuất hiện sẽ gắn liền với điềm may mắn, an lành. Nhưng cũng theo kinh văn nhà Phật thì hoa Ưu Đàm chỉ xuất hiện trên tiên giới! Còn việc chuyện này có thật hay không thì cho đến nay vẫn chưa có một ai có thể đứng ra giải thích được”.

hoa-uu-dam-4

Tuy nhiên, lại cũng có nguồn tin cho rằng, căn cứ vào những thông tin được ghi chép và tra cứu ở những trang kinh sách và từ điển của Phật Giáo suốt hàng ngàn năm lịch sự thì hoa Ưu Đàm trong Phật Giáo chỉ được xem là 1 loại hoa hiếm trong truyền thuyết, thậm chí vẫn chưa có ai từng tận mắt nhìn thấy loài hoa này. Ngoài ra, trong kinh dịch của Phật Giáo cùng từng nhắc rằng, cây hoa Ưu Đàm trong thực tế sẽ có tán đủ lớn để con người có thể ngồi được dưới gốc.

Để lý giải cho việc hoa Ưu Đàm đến 3000 năm mới nở hoa 1 lần mà người ta thấy, các nhà khoa học chia sẻ rằng những ai cho rằng họ đã nhìn thấy loài hoa hiếm này thì có thể đó là một loại hoa thuộc họ cây Sung (ở Việt Nam lượng cây Sung mọc khá phổ biến). Cũng chính vì vậy, có nhiều nguồn tin cho rằng, loài hoa nhỏ như tinh thể li ti thường được bắt gặp không hẳn là hoa Ưu Đàm được nhắc đến trong truyền thuyết của Phật Giáo.

Ý nghĩa của hoa Ưu Đàm

Theo Kinh “Pháp Hoa Văn Cú, có thể giải thích dễ hiểu rằng hoa Ưu Đàm nở nghĩa là có những điềm lành linh dị. Đây là Thiên hoa (tức là hoa của trời) được ban xuống nhân gian.

hoa-uu-dam-5

Sự xuất hiện hiếm hoi của loài hoa này đã khiến cho những người bắt gặp nó nhận thấy rằng họ là một trong những người may mắn nhất. Và ngoài ra, loài hoa này cũng được coi trọng và được lan truyền hình ảnh rộng rãi. Cứ mỗi khi có tin loài hoa này xuất hiện thì báo chí và các kênh thông tin, truyền thông nhanh chóng đưa tin để “thỏa mãn” sự tò mò của mọi người.

Cho đến thời điểm hiện nay, vẫn còn rất nhiều tranh cãi về việc hoa Ưu Đàm có thực sự tồn tại hay không và thực hư việc 3000 năm hoa mới nở một lần, chỉ những người thực sự có duyên thì mới tận mắt nhìn thấy loài hoa này. Và một điều chắc chắn rằng, không ai có thể lên tiếng khẳng định hình dáng, đặc điểm của loài hoa này. Vì vậy, để kết luận về hoa Ưu Đàm, có thể tạm kết luận rằng đây là một loài hoa quý hiếm, nhắc đến loài hoa này như nhắc đến những điều may mắn, tốt lành nhất!

Nguồn bài viết: https://hoadepviet.com/

BÌNH LUẬN()
Chat Facebook