Cây hoa mận được biết đến là một loại cây cho quả ăn thơm ngọt khi chín và có vị chua chua đặc trưng lúc còn xanh. Không những thế hoa mận còn mang một màu sắc đẹp, đặc trưng. Nếu có dịp chiêm ngưỡng rừng hoa mận khi đang vào mùa hoa nở rộ bạn sẽ không khỏi bị choáng ngợp bởi màu sắc trong trẻo, xinh đẹp của nó. Một màu hoa trắng xóa như những bông tuyết xinh xắn nở rợp cả một góc trời sẽ là những hình ảnh khó quên.

Hình ảnh cây hoa mận đang nở rộ khoe sắc trong khung cảnh núi rừng tuyệt đẹp
Thông tin liên quan
Giới thiệu về cây hoa mận
Cây hoa mận có rất nhiều giống khác nhau như mận hậu, mận Tam Hoa…được trồng tập trung ở vùng núi cao có khí hậu mát mẻ như những tỉnh Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng….Không những thế, những vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ hiện nay cũng trồng khá nhiều cây hoa mận đó bởi đây là nhưng cây tuy quả không cho giá trị quá cao nhưng trồng làm cảnh quan đẹp nên rất được ưa chuộng.
- Tên khoa học của cây hoa mận: Syzygium samarangenses
- Họ thực vật: Myrtaceae
- Nguồn gốc: loài hoa mận từ Java (Indonesia), Malaysia và Ấn Độ. Cây được trồng rất phổ biến tại Đông Nam Á kể cả Việt Nam và ngày nay tại Nam và Trung Mỹ.

Hình ảnh bông hoa mận trắng điểm thêm những mầm lá xanh thật đẹp
Xem thêm:
- Hoa nhài nhật – cách trồng và chăm sóc cây hoa nhài nhật
- Hoa ngọc nữ cách trồng và chăm sóc cây hoa ngọc nữ
Đặc điểm nổi bật của cây hoa mận
Hoa mận là loài cây ưa khí hậu lạnh, mọc dại hoặc được trồng phổ biến ở các vùng trung du, miền núi phía Bắc do vậy với nhiều người vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng như miền Nam, miền Tây chưa một được lần chiêm ngưỡng vẻ đẹp của loài hoa này.
- Đặc điểm của thân cây hoa mận
Cây thuộc loại cây thân gỗ, có độ cao trung bình từ 4 cho đến 15 m. Vỏ cây hoa mận có màu nâu đậm, thân cây xù xì, gai góc. Hình dáng cây vươn thẳng lên phía trên và phân nhiều cành nhánh ở trên.
- Đặc điểm hình thái lá của cây hoa mận
Lá khá mỏng và có sừng, những phiến lá cây hoa mận hình thuôn dài có những khi nhìn như hình bầu dục, độ dài trung bình khoảng 2,5cm nhưng cũng có những chiếc lá nhỏ xinh có chiều dài khoảng 5 cm nhé. Phần ngọn lá hoa mận khá nhọn còn phần đuôi lại hẹp lại nó có hình tròn hoặc hình trái tim trong rất đẹp mắt. Phần cuống lá có chiều dài khoảng từ 4 cho đến 8 mm.
- Đặc điểm về hoa của cây hoa mận
Hoa thường mọc thành từng chùm, mỗi chùm được tạo nên bởi từ 5 cho đến 30 bông hoa khác nhau. Chùm hoa mận thường mọc ở những đỉnh ngọn hoặc ở phần nách lá. Những bông hoa mận có màu trắng tinh khiết nhưng cũng có khi là màu hồng phớt nhẹ nhàng tuỳ vào điều kiện thời tiết.
Đường kính của mỗi bông hoa khá nhỏ nó trung bình từ 3 cho đến 4 cm. Phần đài hoa có 4 cánh hình ống dài từ 1,5 cm. Những cánh hoa mận mỏng, nhẹ nhàng khá nhỏ nhắn, chiều dài của mỗi cánh hoa chỉ khoảng từ 10 cho đến 15 cm. Phần nhụy thì dài, phần đài hoa lại không hề rụng sau khi cây hoa mận kết trái nhé.
- Đặc điểm quả của cây hoa mận
Sau khi hoa tàn, quả cây hoa mận bắt đầu xuất hiện. Tùy vào từng giống mận mà quả mận có những màu sắc khác nhau như màu tím, màu hồng, màu xanh… Quả mận có hình tròn, kích thước lớn nhỏ, độ chua ngọt khác nhau tuỳ giống

Hình ảnh hoa mận trắng muốt mang vẻ đẹp thuần khiết
Công dụng chính của cây hoa mận
Cây hoa mận có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, dưới đây mình sẽ liệt kê những ứng dụng chính để các bạn có cái nhìn khái quát nhất từ đó sẽ quyết định có yêu quý và khao khát muốn trồng loài cây cho hoa đẹp và quả ngon này không nhé.
- Ứng dụng của cây hoa mận trong trang trí cảnh quan:
Hiện nay cây mận được sử dụng và trồng khá rộng rãi, nó không chỉ được trồng như một loại cây ăn quả mà còn được trồng để trang trí, làm cây bóng mát hay đơn giản là làm cây cảnh trong sân vườn, công viên, biệt thự, nhà hàng…
- Ứng dụng của cây hoa mận trong đông y:
Trong đông y, cây hoa mận còn có rất nhiều công dụng khác nhau nữa như, rễ mận có vị đắng, tính lạnh chính vì thế mà nó thường được sử dụng để giúp thanh nhiệt, giải độc cũng như chữa những bệnh như đái buốt, đái dắt, đau răng hay nhưng nhọt độc.
Lá của cây hoa mận thì chuyê dùng chữa sốt cao cho trẻ em nhất là những chứng co giật. Ta có thể sử dụng lá giã ra để đắp hay sắc thành nước uống đều được cả nhé. Nhân của hạt mận có vị ngọt, tính bình chính vì thế mà có công dụng chữa tán ứ hay những tổn thương bị tím do va đập mạnh.
Bên cạnh đó nếu ăn nhiều quả mật bạn còn chống được bệnh thiếu máu nữa nhé, cây hoa mận trông thế mà nó có quá nhiều công dụng phải không nào.
- Ứng dụng làm hoa cắm của cành hoa mận:
Ngày nay mỗi mùa hoa mận đến là những vùng chuyên trồng loài cây này trở thành những địa điểm vô cùng được yêu thích. Đặc điểm của hoa mận khi nở sẽ nở rộ rất đẹp nên các vườn mận hay rừng cây này là một địa ảnh chụp ảnh, check in vô cùng nổi bật. Cũng chính bởi vì thế nên những cành hoa mận được đưa về xuôi bán nhằm phục vụ những người yêu thích loài hoa này nhưng không có điều kiện đến tận nơi chiêm nghiễm có thể ngắm chúng tại nhà mình.

Hình ảnh hoa mận trắng một vùng trới trong mùa lạnh ở miền núi
Cách chăm sóc hoa mận
Hiện nay có nhiều người lựa chọn trồng cây hoa mận để trang trí cảnh quan, sân vườn hoặc cũng có những người bày tỏ sự yêu thích loài hoa này bằng cách cắm canh. Do vậy mình sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng, chăm sóc cây hoa mận và cách chăm sóc cành hoa mận nhé.
Cách trồng và chăm sóc cây hoa mận
Hoa mận là một loại cây ưa thời tiết mát mẻ, khí hậu trong lành thoáng đãng nhưng bên cạnh đó nó cũng có một sức sống mãnh liệt, có lẽ vì thế mà ta không cần quá lo lắng tới việc trồng và chăm sóc cây mận, chỉ cần lưu ý một số điều như sau:
Cây hoa mận có thể được trồng bằng hạt hoặc ghép cành, chiết cành…tùy vào từng điều kiện khác nhau mà ta sẽ sử dụng những biện pháp khác nhau. Nếu muốn trồng để thu hoạch quả thì bạn nên chọn cây ghép hoặc chiết sẽ nhanh cho quả, nếu muốn trồng làm cảnh quan thì cây gieo hạt sẽ cho chiều cao cũng như dáng dấp đẹp hơn.
Cây trồng cần đất đủ chất dinh dưỡng cũng như cần tơi xốp, thoát nước tốt nhất là vào mùa mưa. Nhiệt độ trồng cây cũng không nên quá cao nhé, do vậy các bạn miền Nam nóng quanh năm muốn trồng hoa mận thì cần lưu ý nhé. Nên trồng cây nơi có ánh nắng mặt trời đầy đủ, không nên trồng nơi có ánh sáng bị che khuất bởi mái che hay tán cây khác. Cây hoa mận có sức chống chịu sâu bệnh hại khá tốt, loài sâu gây nguy hiểm nhất đối với cây này chính là sâu đục thân, do vậy bạn nên kiểm tra cây thường xuyên để có phát hiện kịp thời nhất.
Cách chăm cành hoa mận
Mùa hoa mận thường bắt đầu từ trước tết nguyên đán 1 tháng đến, tuy nhiên cũng tuỳ vào thời tiết từng năm hoặc năm nhuận hay không. Thời gian cắm cành hoa mận chuẩn nhất bắt đầu vào khoảng đầu tháng 12 âm lịch khi những nụ hoa đủ già để nở, nếu tìm mua trước thời gian ấy thì rất dễ mua phải những cành mận non không thể nở hoặc nở bông nhỏ, xấu, hoa không đẹp.
- Khi cắm cành hoa mận bạn nên cắt vát phần gốc để tăng diện tích tiếp xúc của cành với nước, dễ dàng hút đủ nước để nuôi cả cành mận to bên trên.
- Một mẹo nhỏ để giữ hoa bền, nở đều và nở dóc là bạn nên hơ phần gốc cành mật qua lửa khoảng, tuy nhiên nên hơ nhanh, đảo đều tay, tránh hơ quá lâu khiến các mạch gỗ của cây khị cháy.
- Tiếp đến là nhặt bỏ những lá già, lá dập xấu nếu có, cắt tỉa những cành xâu bệnh, những cành tăm không có hoa hoặc cắt tỉa bớt cành để tạo dáng mong muốn.
- Cuối cùng bạn nên chọn vị trí đặt bình hoa mận nơi thoáng, có nhiều ánh sáng và an toàn nhất không dễ bị va quẹt đổ vỡ
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về cây hoa mận cũng như cách chăm sóc cây hoa mận, cách chăm cành hoa mận đúng kỹ thuật. Chúc các bạn thành công!