DANH MỤC

Cây lưỡi hổ có tác dụng gì, ý nghĩa của cây lưỡi hổ

Gọi để biết giá
  • :
  • :
  • : Còn hàng
THÔNG TIN CHI TIẾT

Cây lưỡi hổ có tác dụng gì? Cây lưỡi hổ là cây cảnh trang trí nội ngoại thất đẹp. Nó còn có khả năng thanh lọc không khí rất tốt. Đặc biệt, loài cây này còn được biết đến như một bài thuốc chữa được nhiều bệnh. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ tác dụng của cây lưỡi hổ và giải thích tại sao cây lại ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam.

Nguồn gốc, tên gọi và phân loại cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ là một loại cây thân thảo thuộc chi Sansevieria trong họ Liliaceae. Lá ở gốc, có kết cấu như da cứng, mọc thẳng, phẳng, hình mác dài, mọc thành chùm, hoa màu trắng hoặc xanh nhạt,

Nguồn gốc và tên gọi của cây lưỡi hổ

  • Tên khoa học: Sansevieria trifasciata
  •  Tên gọi khác:  lưỡi cọp, hổ vĩ, hổ thiệt
  • Thuộc họ: Măng tây
  • Nguồn gốc: vùng nhiệt đới Tây Phi từ Nigeria phía đông Cộng hòa Dân chủ Congo, bao gồm cả Nam Phi và Tanzania.

Cay-luoi-ho-81

Phân loại cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ có đến 70 loại với màu sắc và hình dáng đa dạng, khác nhau để thỏa mãn sở thích của người yêu cây cảnh. Tuy nhiên, phổ biến và được ưa chuộng nhất ở Việt Nam thì có lưỡi hổ cọp vàng, lưỡi hổ vằn xanh, lưỡi hổ đỏ, lưỡi hổ thái vằn, lưỡi hổ thái xanh, lưỡi hổ thái trắng và lưỡi hổ búp sen (cây lưỡi mèo). 

Xem thêm: Cây lưỡi hổ ra hoa báo hiệu điều gì?

Cay-luoi-ho-96

                                           Cây lưỡi hổ với nhiều hình dáng, kích thước đa dạng

Đặc điểm của cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ còn được gọi là Sansevieria trifasciata Prain, một loại cây thân thảo sống lâu năm thuộc chi Sansevieria trifasciata trong họ Liliaceae . Thân rễ, lá ở gốc, nhiều thịt hình mũi mác mọc thẳng, hơi có rãnh. Lá cây lưỡi hổ màu xanh đậm, có các sọc ngang màu xanh lục nhạt và xanh đậm ở cả hai mặt. Hoa lưỡi hổ mọc thành chùm, hoa màu trắng đến xanh nhạt. Quả mọng có đường kính quả khoảng 7-8 mm, thời kỳ ra hoa là tháng 11-12.
Cây lưỡi hổ có khả năng thích nghi mạnh, ưa ấm và ẩm, chịu hạn, ưa sáng, chịu bóng. Yêu cầu về đất không khắt khe, đất thịt pha cát thoát nước tốt sẽ giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Nó có nhiều giống, sự thay đổi lớn về hình dạng cây và màu lá, khả năng thích ứng với môi trường mạnh mẽ. Các giống chính là Phnom Penh SansevieriaSilver Veined Sansevieria . Thích hợp bố trí, trang trí phòng làm việc, phòng khách, phòng làm việc, có thể xem lâu dài.

Đặc điểm hình thái của cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ là loại cây có hình dáng và màu sắc khá lạ. Với cái tên lưỡi hổ, nghe thì cứ ngỡ đây là một loại cây cao to, kì vĩ nhưng nó chỉ mang một chiều cao khá khiêm tốn là từ 30-80cm. Lá cây cứng cáp hình lưỡi giáo dẹt nhọn ở ngọn trông rất sắc bén, nguy hiểm, mọc thẳng đứng, cắm thẳng xuống đất theo từng bụi từ 5-10 thân. Nhưng thực ra lại rất mọng nước, và không làm đứt tay khi chạm vào. Bên cạnh hình dáng thì màu sắc của cây cũng rất đặc biệt. 

Mang trong mình màu xanh thuần khiết làm chủ đạo, cây có các đốm xanh với sắc độ đậm nhạt khác nhau được đan xen kẽ. Viền ngoài của thân cây là sọc vàng chạy dọc từ ngọn đền gốc. Đây chính là điểm nhấn tạo nên sự khác biệt của cây lưỡi hổ.

Nhiều người nghĩ rằng loại cây này không ra hoa nhưng câu trả lời là cây có ra hoa. Hoa có kích thước khá nhỏ, thường mọc thành cụm hoa màu trắng ngà, mỗi cụm hoa có 1 cuống chung, gồm 6 cánh hoa hợp thành 1 ống dài. và quả có dạng hình tròn. Tuy nhiên, rất ít khi thấy hoa của loài này.

Cay-luoi-ho-95

Đặc điểm sinh thái của cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ có nguồn gốc từ Tây Phi và Nam Á, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Phi và Ấn Độ. Cây lưỡi hổ có khả năng chịu hạn, thích nơi sáng, ấm và ẩm, khả năng thích nghi mạnh, không yêu cầu khắt khe về thổ nhưỡng. Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của nó là 20-30 ° C và nhiệt độ đan xen là 10 ° C

  • Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển tương đối nhanh
  • Thuộc dạng cây ưa ánh nắng nhẹ, ưa bóng nhiều hơn, cây thích nghi và phát triển cả ở điều kiện ngoài trời, cũng như điều kiện trong nhà.
  • Cây chịu hạn và chịu lạnh tốt.
  • Là cây khỏe, dễ trồng, dễ chăm sóc, và không yêu cầu cao về công chăm sóc tỉ mỉ và thường xuyên.
  • Cây lưỡi hổ thái được du nhập về Việt Nam, thích nghi tốt với điều kiện nước ta, không tốn nhiều công chăm sóc, và ít sâu bệnh hại vì thế mà cây được mọi người chọn trồng.
  •  Cây có tuổi thọ trung bình từ 1 – 3 năm, nếu được chăm sóc tốt có thể sống tới 5 năm.

Cay-luoi-ho-92

Cây lưỡi hổ có tác dụng gì?

Với vẻ ngoài thanh khiết, cây lưỡi hổ rất thích hợp để làm cây trang trí trong nhà. Bên cạnh tác dụng đó, cây còn nổi tiếng về khả năng thanh lọc không khí và công dụng chữa bệnh rất tốt. Lá cây lưỡi hổ có các sợi lá rất chắc và cũng có thể được sử dụng để dệt hoặc làm thuốc. Do khả năng thích nghi mạnh mẽ, cây lưỡi hổ tượng trưng cho sự vững vàng, dũng cảm và uy nghiêm như hổ. Nó còn được cho là tượng trưng cho sự trường thọ.

Cây lưỡi hổ có tác dụng trang trí nội thất trong nhà

Với chiều cao lý tưởng từ 30-80cm cùng màu sắc bắt mắt gồm 2 tone màu chủ đạo là xanh và vàng, lưỡi hổ chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai đang tìm cây nội thất trang trí. Bạn có thể đặt cây ở trong phòng khách, phòng ngủ, phòng đọc sách để giúp ngôi nhà gần gũi với thiên nhiên. Hoặc có thể đặt ngoài ban công, ngoài sân vườn để tạo không gian xanh cho toàn bộ ngôi nhà. Ở các công ty, khách sạn người ta còn đặt cây lưỡi hổ ở sảnh chờ bởi nó làm cho không gian thêm tươi tắn và không kém phần hiện đại, sang trọng. 

Cay-luoi-ho-91

Chậu cây lưỡi hổ đặt trong phòng khách rất bắt mắt

Cây lưỡi hổ có tác dụng thanh lọc không khí, loại bỏ độc tố

Theo công bố danh sách các loại cây có khả năng thanh lọc không khí của NASA, cây lưỡi hổ có khả năng hấp thụ đến 107 chất gây ô nhiễm, độc tố trong đó có nhiều loại độc tố gây ung thư như formaldehyde, xylene, toluene và nitơ oxit… hoặc các chất do các thiết bị điện tử thải ra.

Bên cạnh đó, giống một số loại cây thuộc thực vật CAM, cây có khả năng hấp thụ carbon dioxide và thải khí oxi vào ban đêm.

Do đó, lựa chọn một cây cảnh có khả năng cải thiện không khí trong nhà thì không thể bỏ qua loại cây này

Cay-luoi-ho-87

Cây lưỡi hổ có công dụng chữa bệnh

Lá của cây lưỡi hổ có thể được sử dụng như là một dược liệu tốt, có tác dụng giải độc, tiêu viêm, trị vết bầm tím, lở loét, rắn cắn,… Các bạn tham khảo thêm chủ đề cây lưỡi hổ có tác dụng gì qua các công dụng chữa bệnh của cây lưỡi hổ dưới đây nhé.

  • Tác dụng chữa lành vết bỏng ở da và làm giảm dị ứng cho da

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bị bỏng rộp hoặc cháy nắng thì bôi cây lưỡi hổ rất hiệu quả, nhất là vết thương nhỏ, diện tích hẹp. Vì nó cũng tương tự như nha đam, gel của cây có chiết xuất etyl axetat có tính kháng khuẩn,  ức chế sự phát triển của E. coli và S. aureus, đồng thời bổ sung vitamin và nước làm mát dịu vùng da bị bỏng, ngăn chặn hoại tử da, phục hồi và tái tạo làn da bị tổn thương một cách an toàn. 

Ngoài ra, chiết xuất từ lá của cây lưỡi hổ có thể điều chế thành các loại kem dưỡng da, kem chống nắng giúp làm sáng da, căng mịn và se khít lỗ chân lông.

cay-luoi-ho-6

Cây lưỡi hổ chữa bỏng da

  • Chữa trị hen suyễn

Đối với những người bị hen suyễn, sử dụng gel của cây lưỡi hổ pha vào nước nóng sau đó hít lấy hơi nước đang bốc lên để các tinh chất chống viêm bám lên niêm mạc mũi, họng sẽ giúp ngăn chặn được cơn suyễn kéo dài và giúp hô hấp thuận lợi hơn.

  • Chữa những bệnh liên quan tới đường tiêu hóa

Aloin, aloe-emodin và barbaloin trong lá lưỡi hổ có khả năng giúp dạ dày được co bóp đều, kích thích tiêu hóa tốt. Bạn có thể dùng chúng làm nước ép để uống, sẽ trị được chứng trào ngược axit, đầy hơn khó tiêu, ợ hơi, giúp nhuận tràng, lợi gan, giảm nóng trong người.

Bên cạnh đó, nó giúp mở rộng thêm 40% kích thước các tuyến ức. Mà tuyến ức là nơi sản xuất các tế bào miễn dịch. Do đó, Lưỡi hổ là trợ thủ đắc lực cho hệ thống đường ruột.

Một dược tính nữa của lưỡi hổ là tăng cường khả năng hấp thụ của đường ruột do chứa hàm lượng lớn các enzym (là chất xúc tác cho quá trình tiêu hóa) nên chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ dễ dàng hơn.

  • Chữa trị viêm loét dạ dày

Vi khuẩn Helicobacter Pylori trong nghiên cứu của Chung JG Wang đóng vai trò như một thủ phạm gây ra viêm loét dạ dày. Aloe Emodin (1 thành phần trong Lưỡi hổ) đã được chứng minh có khả năng làm tê liệt vi khuẩn của Helicobacter giúp cho dạ dày không bị viêm loét và co bóp đều hơn

  • Chữa hôi miệng

Với mùi thơm dễ chịu đặc trưng của thảo dược và khả năng kháng khuẩn của mình, gel của cây lưỡi hổ thường được dùng làm nước súc miệng, sẽ có tác dụng giảm sâu răng, hôi miệng và trị các chứng chảy máu chân răng rất hiệu quả

Ý nghĩa của cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ trong phong thủy dân gian được xem là lá bùa hộ mệnh, giúp gia chủ phòng trừ được ma quỷ, tà ma quấy rầy, tránh được những điều xui xẻo. Đồng thời, cây còn là biểu tượng của sự mạnh mẽ như cọp, dám đương đầu và vượt qua khó khăn 1 cách dễ dàng.

Trong phong thủy, lưỡi hổ là sự may mắn, thịnh vượng, nên người ta thường tin rằng nếu trồng lưỡi hổ trong nhà, hoặc để ở nơi làm việc, công việc sẽ ngày càng thuận lợi, thắng tiến, làm ăn phát đạt.

Người ta tin rằng, những người mệnh Thổ hoặc mệnh Kim, rất hợp với cây lưỡi hổ

Các loại cây nội thất hợp phong thủy

Cay-luoi-ho-61

Cây lưỡi hổ có ý nghĩa phong thủy tốt

Cây lưỡi hổ hợp với tuổi nào

Theo quan niệm của dân gian, lưỡi hổ thường phù hợp với những người thuộc tuổi Ngọ. Người ta quan niệm rằng, những người tuổi Ngọ khi trồng cây lưỡi hổ trong nhà, hoặc nơi làm việc sẽ phát huy được sự may mắn, tài vận của mình theo hướng tích cực, từ đó sự nghiệp, tiền tài, danh vọng luôn thuận lợi, ít gặp trắc trở. Đối với việc kinh doanh, làm ăn cũng thuận lợi hơn, kinh doanh có lợi nhuận cao, vượng khí đi lên. Trong cuộc sống hôn nhân cũng gặp nhiều may mắn, vợ chồng hạnh phúc, con cháu ngoan ngoãn, như mong muốn.

Cay-luoi-ho-66

Xem thêm:

Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ

Lưỡi hổ là loại cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc, việc nhân giống chúng cũng vô cùng dễ dàng và không đòi hỏi kỹ thuật cầu kỳ. Có thể nói bản chất cây lưỡi hổ mọc hoang dại, không có bàn tay con người cũng có thể sinh trưởng, phát triển tốt. Tuy nhiên, nếu đưa về môi trường trong nhà, ban công thì bạn cũng cần phải chú ý tạo điều kiện tốt nhất để cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Cách nhân giống lưỡi hổ

Chuẩn bị đất

Bạn có thể trồng lưỡi hổ trong đất hoặc trong chậu tùy vào mục đích muốn sử dụng, nếu muốn trồng cây trong chậu, lưu ý nên chọn loại chậu có kích thước phù hợp với cây con. Đất trước khi trồng nên tiến hành trộn đất với xơ dưa, mùn trấu, vỏ thông, rơm mục, và phân chuồng ủ mục, sau đó đem ủ trong khoảng 1 – 2 tuần.

Hiện nay, lưỡi hổ có 2 cách cơ bản để nhân giống đó là: tách bụi và giâm cành

Tách bụi

Đây là phương pháp thực hiện khá đơn giản, nhưng hiệu quả mang lại rất cao, cây sinh trưởng nhanh, chất lượng cây con tốt. Đầu tiên chọn cây mẹ đang phát triển tốt, tách lấy 1 phần gốc có cây con đang mọc, lưu ý nên đợi cây con lớn có khoảng 2 lá xanh thì có thể tiến hành tách.

Nên thực hiện phương pháp này vào mùa hè, khi nhiệt độ bắt đầu tăng, cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Cay-luoi-ho-60

Giâm cành

Lựa chọn cây mẹ đang sinh trưởng và phát triển tốt, không bị nhiễm sâu bệnh, lựa những lá non to khỏe, có màu sắc đẹp, cắt sát gốc.

Cắt đoạn lá đã cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 10-15cm, để các khúc giống trong mát khoảng 4 – 5 giờ, cho khô bớt nước.

Giâm ½ chiều dài các đoạn ươm xuống đất đã chuẩn bị từ trước, đặt cây ở những có nắng nhẹ.

Cay-luoi-ho-51

Hình ảnh cách giâm cành lưỡi hổ trực tiếp vào đất

Ngoài ra, ta có thể dùng cách giâm cành lưỡi hổ vào nước chờ khi ra rễ rồi mới trồng vào đất. Cách này giúp chúng ta có thể theo rõi được sự phát triển rễ cành giâm, tuy nhiên để tránh cành cây bị thối nhũn trước khi kịp ra rễ thì bạn nên thay nước thường xuyên sẽ tốt hơn.

Cay-luoi-ho-55

Cách giâm cành lưỡi hổ vào nước

Chăm sóc cây lưỡi hổ đúng cách

Lưỡi hổ là cây có sức sống mãnh liệt, tồn tại được trong những môi trường không thuận lợi, vậy nên việc chăm sóc cây lưỡi hổ tương đối dễ dàng và không mất nhiều thời gian. Nhưng để cây luôn ở tình trạng tốt nhất, người trồng nên xác định sẽ cần đảm bảo các yếu tố căn bản để cây sinh trưởng khỏe mạnh.

Nước tưới

Lưỡi hổ có thể chịu được khô hạn tốt, nhưng chịu ngập úng cực kỳ kém vì vậy tốt nên không nên tưới quá nhiều nước cho cây, tưới quá nhiều nước sẽ làm cây bị ngập úng, hư rễ, dần dần cây sẽ chết do dư nước. Thông thường cứ 1 tuần chỉ nên tưới 1 lần cho cây, khi tưới cũng chỉ nên tưới vừa đủ trên bề mặt đất.

Khi tưới chiên nên tưới phần đất xung quanh gốc, tránh tưới thẳng trực tiếp lên lá hoặc thân của lưỡi hổ.

Phân bón

Cứ 2 tháng 1 lần bạn tiến hành bón cho cây hàm lượng phân hữu cơ thích hợp, khi bón chỉ nên bón xung quanh về mặt gốc.

Nhiệt độ

Lưỡi hổ sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 16 – 28 độc C, nếu ở môi trường phòng lạnh, thì cách 2 ngày bạn nên đem cây đi sưởi nắng 1 lần.

Cay-luoi-ho-41

Phòng trừ sâu bệnh cho cây

Tưới quá nhiều nước hay để ngoài trời lạnh thường là nguyên nhân chính của các bệnh thường gặp ở cây lưỡi hổ, các loại côn trùng, sâu, nhện sẽ nhân cơ hội này để tấn công cây, hút nhựa làm xuất hiện các đốm trên lá. Để khắc phục tình trạng này, có thể rửa sạch bằng cồn, lau sạch các bề mặt lá và tăng độ ẩm xung quanh cây.

Ngoài ra, cây còn mang lại các giá trị phong thuỷ nếu được trồng và đặt đúng hướng. Tuy nhiên trên hết, chọn và mua cây lưỡi hổ, cùng với việc chăm sóc đúng đắn mới là điều cốt lõi mà người trồng cần chú ý.

Cây lưỡi hổ và một số câu hỏi thường gặp

Vì là cây trồng trong nhà nên nhiều người quan tâm rằng cây lưỡi hổ có độc không, có ăn được không bởi nếu nhà có trẻ con thì không thể tránh khỏi trường hợp chúng bứt lá bỏ vào miệng. Mình cũng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.

Cây lưỡi hổ có độc không?

Các chuyên gia nhận định rằng loài cây này có tính độc nhẹ. Nếu như vô tình ăn trực tiếp sẽ có hiện tượng ngộ độc. Bất kể người hay động vật nếu nuốt hoặc nhau lá cây thì sẽ có cảm giác sưng miệng, buồn nôn, hệ tiêu hóa bị rối loạn. Người nhạy cảm còn có hiện tượng kích ứng da.

Chính vì vậy nếu đặt cây trong nhà thì nên chọn vị trí tránh xa tầm tay của trẻ em để tránh trường hợp các bé nhai và nuốt lá cây gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Còn nếu trong trường hợp các bé đã ăn trực tiếp thì đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và chữa trị.

Cay-luoi-ho-31

Cây lưỡi hổ có ăn được không?

Từ nguyên nhân ở trên, chúng ta có thể trả lời được rằng: Cây lưỡi hổ không ăn được nếu chưa qua quá trình chế biến đúng cách.

Một số hình ảnh khác về cây lưỡi hổ:

Cay-luoi-ho-10

cay-luoi-ho-1

 

cay-luoi-ho-4

cay-luoi-ho-2

cay-luoi-ho-7

Cay-luoi-ho-93

Nguồn bài viết: https://hoadepviet.com/

BÌNH LUẬN()
Chat Facebook